Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Samsung liệu có đi theo vết xe đổ của Dell?

Năm qua, Samsung đã tiến bộ vượt bậc. Từ chỗ chỉ là một nhà sản xuất điện từ thành công, hãng điện tử Hàn Quốc trở thành nhà sản xuất di động thành công nhất thế giới, vượt qua Apple.

Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee
 
Cùng với Apple, Samsung chiếm tới 98% lợi nhuận của thị trường smartphone. Samsung trở thành một trong “5 kỵ sỹ” của làng công nghệ, theo TechCrunch.

Ngành công nghiệp di động vẫn còn đang trong thời kỳ trưởng thành. Và đế chế của Samsung sẽ phát triển theo sự lớn mạnh của thị trường. Nếu như ngành điện toán bỏ túi (smartphone/máy tính bảng) có kết cục hiện tại của ngành điện toán trên bàn (PC/laptop), thì tương lai của Samsung sẽ giống vết xe đổ của Dell. Dell rất thành công trên thị trường PC, nhưng rốt cuộc, phần lớn lợi nhuận lại chảy về túi Microsoft.

Vì thế, những thách thức lớn đặt ra cho Samsung là:
 
Liệu Smartphone/máy tính bảng sẽ đi theo vết xe đổ của ngành PC?

Nhìn một cách tổng quan, thì các thị trường công nghệ có cách phân tầng khá giống nhau. Clay Christensen, một chuyên gia ủng hộ nhận định này, cho rằng các thị trường công nghệ thực tế đang cung cấp sản phẩm vượt quá nhu cầu của người dùng. Khi đó, lợi nhuận theo chiều dọc của thị trường (các sản phẩm tạo ra thị trường mới) lớn hơn lợi nhuận tích hợp theo chiều ngang (các sản phẩm của thị trường cũ). Ví như khi Apple ra mắt iPad, hãng đã tạo ra hẳn một phân khúc thị trường mới, trong khi những smartphone hiện nay đều thuộc thị trường đã cũ.

Nhìn một cách vi mô, phần lớn ảnh hưởng bởi sự thành công của Apple, thì lý thuyết của Christensen hơi quá lời. Apple đã bị thua trận trên chiến trường PC bởi vì kể từ khi Steve Jobs bị đuổi việc, công ty này ngừng sáng tạo. Khi Jobs trở lại, Apple lại tiến chiếm được phần nào thị trường. Khi nhìn theo quan điểm này, thì tương lai vị thế của các đại gia trên thị trường di động phụ thuộc vào việc Apple có còn đủ sáng tạo để tạo ra được những sản phẩm siêu phẩm nữa hay không.

iPad đã tạo ra một thị trường mới
 
Nếu ngành công nghiệp này phân tầng, thì liệu phần lớn lợi nhuận bị chuyển sang hệ điều hành và ứng dụng như trên PC?

Về tổng quan, ngành kinh doanh công nghệ có khả năng phòng thủ theo mạng lưới và hiệu ứng mạng lưới này thường được tạo nên từ sản phẩm với các dấu hiệu của phần mềm. Các đối thủ của Samsung như HTC, Sony chỉ có một dòng sản phẩm nhắm vào thị phần của Samsung. Vì thế họ khó lòng có thể lật đổ được đế chế của Samsung.

Rồi thì các thiết kế thiết bị cầm tay dần sẽ na ná nhau, như đang diễn ra trên thị trường PC, nên khách hàng sẽ ngừng bỏ thêm tiền để nâng cấp máy mạnh hơn. Điều này đang xảy ra, khi mà cấu hình PC, laptop đã quá dư đủ cho nhu cầu bình thường.

Trái lại, hệ điều hành và các nền tảng ứng dụng thì rất khó sao chép. Nếu có một số tiền đầu tư đủ lớn, thì hãng sẽ xây dựng hay mua được một lượng phần mềm theo yêu cầu. Nhưng để có thể xây dựng một hệ sinh thái nhà phát triển năng động (như của Microsoft), thì không phải chỉ cần có tài chính là đủ.

Tình trạng khó khăn của Samsung là: Mô hình thành công hiện tại của họ chỉ phù hợp khi mà cả sự phân tầng của ngành công nghiệp và dòng lợi nhuận từ phần cứng gặp nhau.

Có vẻ Samsung hiểu được sự không chắc chắn của dòng lợi nhuận phần cứng. Vì thế mà hãng lộ rõ những sự hỗ trợ nhiệt thành chô hệ điều hành của riêng mình, Tizen. Một hệ điều hành di động mới rất khó để hút khách trong thời buổi hiện tại, nếu như Samsung chỉ có các nỗ lực bình thường.

Google và Apple đã có rất nhiều kinh nghiệm làm phần mềm và bắt đầu tốt với các nhà phát triển.

Hơn nữa, vị thế chiến lược của Google ngày nay mạnh hơn thời hoàng kim của Microsoft. Khi mà Google vẫn đang kiếm ra được rất nhiều tiền từ dịch vụ web vì thế hãng có thể chơi “đánh lỗ” ở mảng phần cứng và hệ điều hành để tiếp tục phát triển. Đây là một thực tế phũ phàng cho Samsung và các tay chơi khấc ở lĩnh vực sản xuất phần cứng di động.

Theo genk.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean