Ngoài chất lượng sản phẩm, thiết kế đặc biệt của các cửa hàng, văn hóa ứng xử của nhân viên tại Apple Store là yếu tố chính làm nên thành công của chuỗi cửa hàng này.
Apple vừa được cấp bản quyền về thiết kế tổng thể của chuỗi cửa hàng Apple Store. Đây cũng là chuỗi cửa hàng bán lẻ được xem là thành công nhất mọi thời đại, nếu lấy số tiền kiếm được chia cho diện tích mặt bằng. Vậy đâu là thành công của chuỗi cửa hàng này?
Nếu lấy tổng doanh thu của Apple Store chia cho tổng diện tích mặt bằng, thì cứ trung bình mỗi foot vuông (khoảng 0,1 mét vuông) mang đến cho Apple 5.600 USD. |
Thu hút hơn 20.000 lượt khách đến thăm và mua sắm mỗi tuần. |
Khách hàng của chuỗi cửa hàng Apple Store là một trong những nhóm người dùng trung thành nhất thế giới. |
Gary Allen là một ví dụ. Ông đã đi một quãng đường 3.200 dặm để thăm các cửa hàng Apple Store nhân sự kiện 10 năm chuỗi cửa hàng này được mở ra. |
Người ta cũng thắc mắc tại sao hàng nghìn người sẵn sàng cắm trại qua đêm để chờ một sản phẩm mới của Apple trước các cửa hàng Apple Store. |
Diễn viên hài Mark Malkoff từng mang theo một con dê vào trong cửa hàng và yêu cầu một chiếc bánh pizza. Tại sao quản lý cửa hàng không yêu cầu anh ra ngoài? |
Đã từng có cả những màn cầu hôn ngọt ngào diễn ra bên trong cửa hàng Apple Store. |
Trải nghiệm phong cách Apple không phải chỉ là trải nghiệm sản phẩm hay cách thiết kế các gian hàng. |
Cái hồn Apple nằm ở chính những con người nơi đây. Cách họ được tuyển dụng, được đào tạo, được khuyến khích để giao tiếp với khách hàng đã tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho những ai đặt chân vào đó. |
Thành công của Apple bắt nguồn từ chính những nhân viên đầy năng lượng và nhiệt huyết, những người luôn tin rằng, họ đang góp phần thay đổi cả thế giới. |
Quản lý của Apple đặt ra 3 câu hỏi cho các ứng viên tuyển dụng: 1. Bạn có thể làm việc dưới môi trường áp lực không? 2. Bạn có sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất không? 3. Bạn có thể trình bày ý tưởng của mình một cách mạch lạc khi đứng trước Steve Jobs không? |
Các cửa hàng bán lẻ của nhà mạng AT&T (Mỹ) cũng đã học theo triết lý Apple: nhân viên cửa hàng sẽ chào khách bằng một nụ cười niềm nở 10 giây kể từ khi anh ta bước vào cửa hàng. |
Khi khách hàng nói tôi muốn tìm một chiếc iPad, nhân viên cửa hàng sẽ lịch sự hỏi lại: "Tôi có thể biết anh dùng iPad vào việc gì được không?". Nếu anh ta trả lời: "email, ảnh", nhân viên này sẽ tiếp tục: "Vâng, khả năng chụp ảnh của những chiếc iPad là hết sức tuyệt vời. Tôi có thể giới thiệu cho anh một vài bức ảnh ấn tượng trên iPad được không?" |
Nếu khách hàng phân vân về việc iPad có giá quá cao, nhân viên sẽ trả lời rằng giá của sản phẩm là thứ họ không thể can dự vào, khách hàng là người quyết định có mua hay không. Nhưng họ sẽ lập tức gợi ý về các lớp học miễn phí, giới thiệu tính năng tuyệt vời của iPad và hỏi khách hàng có muốn đăng ký hay không. |
Nhân viên Apple giới thiệu cho khách hàng những lợi ích sản phẩm mang lại cho khách hàng, thay vì các tính năng đơn thuần. |
Steve Jobs từng nói, chuỗi cửa hàng của Apple không đơn thuần là 4 bức tường được dựng lên để lưu trữ và phân phối sản phẩm. |
Họ không bán các sản phẩm, họ làm giàu cho cuộc sống. |
Theo Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét