1. Điện toán đám mây
“Điện toán đám mây” là cụm từ được nhắc đến một cách rùm beng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đằng sau những thông tin quảng bá “rầm rộ” thì “mây” cũng thật sự mang lại nhiều giá trị.
Một số lợi thế là các máy chủ, ứng dụng, dịch vụ dựa trên điện toán đám mây cho phép bạn mở rộng quy mô dịch vụ nhanh chóng và tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả. Điều này giúp doanh nghiệp của bạn có thể cạnh tranh với các công ty có quy mô lớn hơn, đồng thời bạn có thể giao phó việc duy trì và bảo quản hạ tầng cho nhà cung cấp dịch vụ “mây”.
2. Ảo hóa
Ảo hóa luôn song hành với điện toán đám mây. Các máy chủ trên “mây” hầu hết là những máy chủ ảo, chạy song song với nhiều máy chủ ảo khác trên cùng một máy chủ vật lý, được đặt tại một trung tâm dữ liệu ở nơi nào đó.
Bạn có thể triển khai máy chủ trên mây hay tự trang bị phần cứng, máy chủ ảo để có chi phí rẻ hơn và cho hiệu quả hơn là “tậu” các máy chủ vật lý. Bạn cũng có thể thiết lập máy chủ mới khi cần thiết mà không cần đầu tư thêm máy chủ hay phần cứng mạng, qua việc chạy nhiều máy chủ ảo trên cùng một máy chủ vật lý. Cách này giúp bạn có thể tận dụng đầy đủ nguồn tài nguyên bộ nhớ và vi xử lý.
3.Tận dụng thiết bị của nhân viên
Thay vì các công ty sẽ chỉ định loại máy tính xách tay (laptop), điện thoại thông minh (smartphone) hay các thiết bị khác mà nhân viên nên dùng trong công việc, thì giờ đây nhân viên có thể sử dụng ngay thiết bị của họ cho công việc. Một khi những nhân viên của bạn tự sắm những thiết bị di động dạng “hi-tech” thì bạn cũng nên tận dụng lợi thế này để tiết kiệm chi phí, bằng cách mời gọi nhân viên sử dụng các thiết bị họ đang có sẵn, có thể giúp năng suất công việc nâng cao hơn.
Theo các chuyên gia, hãy để nhân viên của bạn tự sử dụng thiết bị cá nhân vì có thể nền tảng và các công nghệ đó họ đã quen sử dụng. Và quan trọng là nhân viên thích dùng thiết bị của họ hơn là việc bạn buộc họ sử dụng những thiết bị mà họ không thích.
4. Bảo mật trên thiết bị di động
Nếu cho phép nhân viên sử dụng laptop, smartphone và máy tính bảng (tablet) để làm việc hay kết nối từ xa đến máy chủ và nguồn tài nguyên của công ty, thì bạn cần quan tâm đến các chính sách bảo mật cơ bản nhất và để bảo vệ dữ liệu ngay trong các thiết bị nói trên. Hiện tại, cũng có nhiều công cụ bảo mật hỗ trợ đa nền tảng để giúp doanh nghiệp của bạn có thể giám sát và tăng cường bảo mật trên các thiết bị cá nhân đa dạng như hiện nay. Ít nhất, bạn nên liệt kê một số chính sách cơ bản về bảo mật để bảo đảm nhân viên của bạn có thể hiểu rõ các quyền bảo mật hiện có trên thiết bị và nhân viên cũng cảm thấy yên tâm hơn khi thiết bị của họ có chế bộ bảo mật.
5. Bảo vệ dữ liệu
Lỗ hổng dữ liệu dường như xảy ra hằng ngày. Trong lúc một số trường hợp lỗ hổng phát sinh phức tạp, mức tấn công có độ chính xác cao, thì rủi ro bị tấn công vào hệ thống ngày càng lớn. Thực tế, lỗ hổng thường bắt nguồn từ lỗi do người dùng gây ra và do tính bất cẩn của họ đã đặt dữ liệu quan trọng vào tình trạng rủi ro.
Do vậy, bạn nên có các công cụ hỗ trợ để giám sát luồng giao tiếp từ bên ngoài vào hệ thống mạng nội bộ, nhằm ngăn ngừa sự rò rỉ dữ liệu quan trọng cho dù cố ý hay vô tình. Bạn cũng cần bảo đảm tất cả dữ liệu quan trọng được mã hóa để có thể chặn những truy cập không có quyền ngay cả đối với laptop, smartphone hay tablet.
Theo PCWorld
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét