Sau khi trùng tu, nhiều kiểu kiến trúc mới được đưa vào di tích đình Nam Hương như tượng rồng bò ngược trên cầu thang dẫn lên đình, tượng rồng ôm lấy góc tường ngôi đình, là những kiểu kiến trúc chưa bao giờ thấy ở các di tích cổ của Việt Nam.Bên bờ hồ Gươm, Hà Nội có hai di tích nằm cạnh nhau đều đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia là khu tượng đài vua Lê Thái Tổ và đình Nam Hương. Hai di tích này vốn được ngăn cách với nhau bởi một bức bình phong.
Tuy vậy, sau đợt tu bổ vào năm 2009, bức bình phong đã tồn tại hơn một thế kỷ đã bị phá thông. Giờ đây, từ đình Nam Hương có thể đi thông sang khu tượng đài vua Lê và ngược lại. Như vậy, hai khu di tích riêng rẽ với hai lối vào khác, được xây dựng cách nhau nhiều thế kỷ giờ đã được “gộp” làm một.
Không những vậy, ở di tích đình Nam Hương còn có dấu hiệu của việc làm sai lệch lịch sử. Trên bảng giới thiệu lịch sử của ngôi đình có ghi: “Đình Nam Hương thờ các vị thần tiêu biểu của Thăng Long xưa như thần Long Đỗ (thần Bạch Mã), thần Cao Sơn, Linh Lang, công chúa Hà Duy và vua Lê Thái Tổ”. Bước vào gian thờ chính trong đình, thấy ngay bức tượng thờ vua Lê Thái Tổ còn khá mới.
Dựa trên những dẫn chứng lịch sử, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc và tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Hồng Kiên cùng khẳng định: Đình Nam Hương không thờ vua Lê Thái Tổ. Theo sử liệu, ngôi đền duy nhất ở Hà Nội thờ vua Lê Thái Tổ trước đây nằm ở số 20-22 phố Lý Thái Tổ. Sau bị hủy hoại, đền thờ đã được chuyển về số 7 Hàng Vôi.
Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên, sau khi trùng tu đã có nhiều kiểu kiến trúc mới được đưa vào di tích đình Nam Hương như tượng rồng bò ngược trên cầu thang dẫn lên đình, tượng rồng ôm lấy góc tường tường ngôi đình, là những kiểu kiến trúc chưa bao giờ thấy ở các di tích cổ của Việt Nam. Ngoài ra, cách bài trí đèn đá sân vườn theo kiểu Nhật Bản cũng không phù hợp với không gian của một ngôi đình người Việt…
Đình Nam Hương được xây dựng từ thời Lê, là ngôi đình của thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương), nay là số 75 phố Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Khu tượng đài vua Lê Thái Tổ được xây dựng năm 1896 bên bờ tây hồ Gươm, thuộc thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương, nay là số 16 phố Lê Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Dưới đây là một số hình ảnh được ghi nhận:
Khu tượng đài vua Lê Thái Tổ được xây dựng năm 1896 bên bờ tây hồ Gươm, thuộc thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương, nay là số 16 phố Lê Thái Tổ.
Đình Nam Hương được xây dựng từ thời Lê, là ngôi đình của thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương), nay là số 75 phố Hàng Trống.
Tuy vậy, với việc phá thông bức bình phong ngăn cách, hai khu di tích trên thực tế đã bị gộp lại làm một.
Du khách tới thăm rất dễ hiểu lầm đây chỉ là một khu di tích chứ không phải là hai khu di tích riêng biệt.
Bảng giới thiệu di tích đình Nam Xương có ghi di tích này thờ vua Lê Thái Tổ, điều mà một số nhà nghiên cứu không đồng tình. Phải chăng viết như vậy là để hợp lý hóa việc “gộp” hai di tích thành một?
Sau khi trùng tu, di tích đình Nam Hương còn xuất hiện những kiến trúc "lạ", như tượng rồng ôm góc tường.
Và đặc biệt là tượng rồng bò... ngược trên cầu thang dẫn lên đình. Đây là những kiểu kiến trúc chưa bao giờ thấy ở các di tích cổ của Việt Nam. Ngoài ra, cách bài trí đèn đá sân vườn theo kiểu Nhật Bản cũng không phù hợp với không gian của một ngôi đình Việt Nam.
Theo Baodatviet
Tin tức công nghệ, khoa học kỹ thuật mới nhất tại Việt Nam & các nước trên thế giới. Cập nhật những bài viết về kinh nghiệm, thủ thuật, sản phẩm mới, tin công ...
Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010
Rồng bò... ngược ở di tích bên hồ Gươm
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét