Báo cáo tăng trưởng kinh tế của Economist lo ngại khi thế giới giàu có đang mất đi động lực phục hồi, thậm chí tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao.Con đường phục hồi tốt hơn“Ngay khi bạn bắt đầu nghĩ về tăng trưởng, sẽ thật khó để nghĩ về bất kỳ điều gì khác”, Robert Lucas, nhà kinh tế học đạt giải Nobel, cho biết. Bằng lối nói hoa mỹ, các nhà hoạch định chính sách thế giới thực sự đang nghĩ về những điều khác.Trong 9 trang thông báo đưa ra sau cuộc họp hồi tháng 6 của lãnh đạo nhóm G-20 ở Toronto, từ “tăng trưởng” được đề cập đến 29 lần. Tổng thống Mỹ Obama cho biết chính sách kinh tế của Mỹ hoàn toàn “đặt nền móng cho tăng trường dài hạn”.Thủ tướng Anh, David Cameron, sử dụng bài phát biểu đầu tiên của ông ở văn phòng để trình bày “chiến lược cho tăng trưởng kinh tế”.Cũng trong tháng 6, Chính phủ Nhật Bản công bố “chiến lược mới về tăng trưởng” kéo dài 10 năm.Nhiệm vụ thực sự to lớn. Sự phục hồi của thế giới giàu có đang mất đi động lực, thậm chí tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao đáng lo ngại. Sự tăng trưởng chậm lại diễn ra rõ ràng nhất ở Mỹ khi tăng trưởng GDP giảm còn 1,6% trong quý II, và dường như tiếp tục trì trệ trong thời gian tới. Thị trường nhà đất lại ảm đạm và tốc độ tạo việc làm vẫn còn quá chậm.Dẫn đầu với sự gia tăng GDP của Đức, khu vực đồng euro ở vào tình trạng tương đối tốt hơn trong nửa đầu năm 2010, nhưng do tác động ngược của thương mại toàn cầu vốn vẫn đang ảm đạm, nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Đức một lần nữa tăng trưởng chậm lại. Số liệu mới nhất của Đức cho thấy lòng tin của nhà đầu tư dường như giảm nhiều so với đầu năm. Nền kinh tế Nhật Bản cũng vậy, đang yếu dần với lý do tương tự.Dự báo hồi tháng 9 của OECD cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của nhóm G7 - nhóm các nước giầu - sẽ giảm còn 1,5% trong nửa cuối năm nay - giảm 1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 5 trước đó. Các nhà phân tích kém lạc quan hơn bày tỏ mối lo ngại về cuộc suy thoái kép. Thậm chí cả những người lạc quan cũng không còn mong chờ điều gì ngoài sự tăng trưởng chậm chạp trong năm 2011.
Không quá nhiều hi vọng vào mức tăng trưởng. Mức dự báo tháng 9 tụt giảm so với tháng 3 với hầu hết các thị trường. Nhìn xa hơn nữa, đến giữa thập niên này, bức tranh vẫn ảm đạm, ban đầu do các khoản nợ và sau đó do tình trạng dân số già đi sẽ ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng của thế giới giàu.Hậu quả của sự đổ vỡ tài chính sẽ là gánh nặng đối với chi tiêu tư nhân trong nhiều năm nữa khi hệ thống ngân hàng cần thời gian để phục hồi, và các hộ gia đình và các công ty phải thanh toán các khoản nợ. Thậm chí ở Mỹ, nơi các hộ gia đình đang thoát ra khỏi tình trạng nguy hiểm nhanh hơn bất kỳ nơi nào, mọi chuyện cũng mới chỉ đi được nửa đường.Theo kết quả phân tích của Carmen và Vincent Reinhart, GDP đầu người, tính trung bình, của thập niên sau khủng hoảng tăng chậm hơn 1%/năm so với thập niên trước. Trước cuộc khủng hoảng tài chính các nền kinh tế giàu trung bình tăng 2,5%/năm, sau đó giảm hơn 3% trong cuộc suy thoái, điều này cho thấy các nền kinh tế đó có thể tăng trưởng chưa đến 1,7%/năm trong vài năm tới.Sự tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế tiên tiến có nghĩa là đầu tư tư nhân thấp hơn, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và nợ công cao hơn, toàn bộ yếu tố này sẽ tác động tiêu cực đến khả năng tăng trưởng dài hạn của các nước giàu. Đồng thời tác động tiêu cực của tình trạng dân số già hóa đối với tăng trưởng cũng sẽ dễ nhận thấy hơn, nhất là ở Châu Âu với sự gia tăng mạnh mẽ tỷ lệ nữ giới trong lực lượng lao động.Tác động của nhiều yếu tố khác nhau có thể rất to lớn. Nhiều dự đoán về hệ quả của nhân khẩu học, nợ công cao hơn và đầu tư tư nhân thấp hơn cho thấy, tốc độ tăng trưởng tiềm năng của các nền kinh tế lớn có thể giảm một nửa, từ trên 2% trước khủng hoảng xuống khoảng 1% trong vài năm tới. Thậm chí nhiều người, kể cả chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Jean-Claude Trichet, người hiếm khi sử dụng lối nói cường điệu, lo ngại rằng 10 năm tới có thể là “thập niên thất bại”.Liệu các chiến lược tăng trưởng ngày nay có đủ hiệu quả để chứng minh Claude Trichet đã sai?Có 3 lý do chính để nghi ngờ điều này. Thứ nhất, các nước giàu, tất cả, đang lệ thuộc quá nhiều vào nhu cầu nước ngoài như một nguồn thúc đẩy tăng trưởng. Thứ hai, các nước này đang gặp rủi ro do hành động quá mức và quản lý kém chương trình cắt giảm tài chính ngắn hạn. Thứ ba, hầu hết các nước giàu chú trọng quá ít đến việc cải tổ cơ cấu vốn sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ giảm nợ, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng năng suất.Bắt đầu với mơ tưởng về nhu cầu của nước ngoài. Trong mọi phiên họp kinh tế quốc tế, luôn có cuộc hội đàm về tầm quan trọng của “tái cân bằng” mô hình nhu cầu toàn cầu.Nền kinh tế thế giới phải giảm sự lệ thuộc vào chi tiêu của người tiêu dùng Anglo-Saxon vốn đang mắc nợ quá nhiều, và cố thuyết phục người Đức và người Nhật vốn rất tiết kiệm cũng như các công ty và hộ gia đình ở các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh, đáng chú ý là Trung Quốc, chi tiêu nhiều hơn nữa.Tuy nhiên, hiện có rất ít dấu hiệu cho thấy những nỗ lực này mang lại kết quả khả quan.Các nước giàu trên thế giới đang bị thâm thủng như Mỹ và Anh chắc chắn muốn đẩy mạnh xuất khẩu nhằm bù đắp nhu cầu tiêu dùng nội địa đang trì trệ.Chính quyền của Tổng thống Barrack Obama muốn tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu trong 5 năm.Chính phủ mới của Anh coi xúc tiến xuất khẩu là trọng tâm của chính sách đối ngoại.Tuy nhiên, các nền kinh tế thặng dư, nhất là Đức và Nhật Bản, cũng nhất định sẽ tập trung vào thương mại. Nhật Bản gần đây đã lần đầu tiên can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm kiềm chế sự tăng giá của đồng yên.Cũng chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy sự tái cân bằng nhanh chóng đối với thế giới đang nổi. Trung Quốc, nước có dự trữ lớn nhất, phải chịu trách nhiệm chính đối với sự chuyển đổi như vậy.Thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc giai đoạn 2008-2009 giảm mạnh, nhưng tăng trở lại trong năm nay.Mặc dù hồi tháng 6 Chính phủ Trung Quốc cam kết cho phép chính sách đồng tiền linh hoạt hơn, nhưng đồng nhân dân tệ gần như không biến động trong những tháng gần đây.Quan trọng hơn, sẽ mất nhiều năm để loại bỏ các rào cản cấu trúc vốn kiềm chế chi tiêu nội địa cao hơn - từ sự độc quyền của chính phủ trong nhiều lĩnh vực đến việc đánh thuế, trợ cấp và các quy định quản lý công ty vốn ủng hộ lợi nhuận hơn là mức lương.Cũng chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế đang nổi khác quan tâm giải quyết thâm thủng. Trong dài hạn, sự tăng trưởng nhanh hơn nhu cầu của các nước nghèo hơn sẽ mang lợi cho các nền kinh tế phát triển, nhưng việc này cũng cần có thời gian.Sự cắt giảm nguy hiểmCác nước giàu cũng dường như đánh giá thấp rủi ro mà việc cắt giảm tài chính gây ra cho nhu cầu nội địa.Rõ ràng tất cả các nền kinh tế tiên tiến đang lên kế hoạch kết hợp tăng thuế với cắt giảm chi tiêu trong năm tới khi các gói kích cầu hết hiệu lực và việc củng cố ngân sách bắt đầu.Theo IMF, những hoạt động này sẽ chiếm khoảng 1,25% GDP. Đây là việc cắt giảm tài khóa lớn nhất kể từ khi việc lưu trữ hồ sơ hiện đại bắt đầu.Các phân tích gần đây của IMF vốn bác bỏ ý tưởng cho rằng cắt giảm tài chính sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn cho thấy rằng việc thắt chặt tài chính như vậy có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng của thế giới giàu có vốn đang rất yếu ớt thêm 1 điểm phần trăm hoặc hơn vào năm tới.Đây có phải là sự kết hợp nhạy cảm ? Các nước mà thị trường tài chính đã mất lòng tin như Ailen hoặc Tây Ban Nha không có lựa chọn. Các nước khác phải so sánh cái giá của sự tăng trưởng chậm lại với lợi ích của sự cẩn trọng lớn hơn, nhất là giảm được rủi ro về sự gia tăng đột ngột lợi tức trái phiếu và triển vọng về khoản nợ công thấp hơn.Nhưng điều dường như phù hợp với từng nước có thể không phù hợp với cả thế giới giàu có nói chung.Quan trọng hơn, sự ám ảnh của các nhà hoạch định chính sách về cắt giảm thâm thủng trong ngắn hạn đã làm lệch hướng chú ý khỏi câu hỏi quan trọng hơn về cách thức thực hiện.Một số nước đang giải quyết vấn đề này một cách đúng đắn. Ví dụ, Pháp đang đẩy mạnh cuộc cải cách lương hưu, và ở Anh ¾ việc điều chỉnh tài chính sẽ bắt đầu từ cắt giảm chi tiêu.Tuy nhiên, Mỹ, nếu ông Barrack Obama có cách thức riêng và chính sách cắt giảm thuế cho người có thu nhập cao của ông Bush bị loại bỏ, đang hướng đến một hậu quả tồi tệ nhất có thể: tăng mức thuế đánh vào thu nhập và vốn nhưng lại không thể cắt giảm tiền lương hưu và chi phí chăm sóc y tế đang ngày một tăng.Ở hầu hết các nước giàu kế hoạch chi tiết về cắt giảm tài chính đặc biệt tương phản với sự thiếu hụt một cách thảm hại tham vọng kinh tế vĩ mô.Hy Lạp là nền kinh tế giàu có duy nhất đối phó với khủng hoảng bằng các cuộc cải cách sâu rộng và quyết liệt nhằm nâng cao tiềm năng năng suất.Ở Anh việc cắt giảm chi tiêu sẽ giúp giảm vai trò của nhà nước.Tuy nhiên sự tiến bộ ở các nước khác vẫn rất hạn chế. Tây Ban Nha lựa chọn và đi được một chặng trên con đường tiến đến tự do hóa thị trường lao động, và “chiến lược tăng trưởng” của Nhật Bản bao gồm một loạt các biện pháp tự do hóa, như cắt giảm các quy định xung quanh việc chăm sóc bệnh nhân.Nhưng các chính trị gia của Đức lại quan tâm hơn đến việc dự báo thâm thủng hơn là bãi bỏ quy định về dịch vụ nội địa.Và ở Mỹ cuộc thảo luận chính sách xoay quanh nhu cầu, tính khôn ngoan của gói kích cầu và chính sách cắt giảm thuế của cựu Tổng thống Bush. Hầu hết các quan chức ít khi thừa nhận rằng cuộc cải cách chính sách hạ thuế để khuyến khích sản xuất và đầu tư như cuộc cải tổ toàn diện chương trình đào tạo nhằm giúp chống lại tình trạng thất nghiệp trong dài hạn hoặc những nỗ lực to lớn nhằm cắt giảm nợ của hộ gia đình, có thể vẫn cần thiết.Trường hợp kinh tế về chiến lược phát triển mà kết hợp việc cắt giảm mạnh mẽ tài chính với cải cách cơ cấu một cách hạn chế là không rõ ràng, nhất là khi nhu cầu tư nhân có thể vẫn ảm đạm.Trong dài hạn, các cuộc cải cách nâng cao năng suất sẽ làm được nhiều hơn để tăng triển vọng tăng trưởng của thế giới giàu có so với cắt giảm tài chính ngắn hạn. Và triển vọng tăng trưởng tốt hơn sẽ, bản thân chúng, làm cho các khoản nợ của chính phủ bớt nặng nề.Trong nghiên cứu gần đây, các nhà kinh tế học của IMF đã phân tích tác động tương ứng của giảm thâm thủng, tái cân bằng toàn cầu và cải cách cơ cấu tăng năng suất đối với triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế giàu và nhận thấy rằng đến nay cải cách cơ cấu mang lại hiệu quả tích cực nhất.Cũng có lôgic chính trị ủng hộ việc tạo ra nhu cầu lớn hơn cùng với hành động táo bạo hơn để cải cách cơ cấu.Câu chuyện trái ngược nhau của Thụy Điển và Nhật Bản cho thấy rằng mặc dù cuộc khủng hoảng lớn có thể mang lại cơ hội cải tổ toàn bộ nền kinh tế, nhưng thời gian dài tăng trưởng ảm đạm làm cho các cuộc cải cách cơ cấu trở nên khó khăn hơn. Cả các chính trị gia và cử tri đều đã quen với sự sụt giảm từ từ. Ở nhiều nước giàu tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao có thể dễ dàng dẫn đến các chính sách như chủ nghĩa bảo hộ vốn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng dài hạn.Sẽ có thay đổi trong các cuộc thảo luận về tăng trưởng ở thế giới giàu có. Sự củng cố tài chính sẽ mang nhiều sắc thái hơn và cuộc cải cách chính sách cắt giảm thuế để khuyến khích đầu tư và sản xuất sẽ thậm chí khả quan hơn. Điều này đặc biệt đúng với Mỹ.Trong một thế giới lý tưởng, các chính trị gia của Mỹ sẽ đưa ra gói cắt giảm chi tiêu trung hạn và cải cách thuế nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính của đất nước. Nhưng vì điều đó là không thể, với lý do là Đảng Cộng hòa từ chối ủng hộ bất kỳ sự gia tăng nào về thuế và Đảng Dân chủ từ chối cắt giảm chi tiêu, phương thuốc ngắn hạn tốt nhất là mở rộng chính sách cắt giảm thuế của tổng thống Bush thêm 3 năm nữa.Cải tổ cơ cấu của Mỹ nên tập trung vào khuyến khích hộ gia đình giảm nợ nhanh hơn và giải quyết tình trạng thất nghiệp.Với các tiêu chuẩn của các cuộc khủng hoảng tài chính trước kia, các ngân hàng của Mỹ đã được tái cấp vốn tương đối nhanh, nhưng vẫn còn nhiều việc chưa được làm để giải quyết khoản tiền thế chấp trị giá 800 tỷ USD (chiếm khoảng 25% tổng số).
Cải cách pháp lý vốn giúp cho việc cắt giảm khoản nợ này sẽ cho phép phân phối hiệu quả hơn nguồn vốn, do vậy, thúc đẩy đầu tư. Chúng sẽ giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp đang ở mức cao bằng cách tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công nhân di chuyển để tìm việc làm mới.Một chiến lược toàn diện để giải quyết tình trạng thất nghiệp cũng sẽ bao gồm cả những việc như thuê các công ty con đối với việc khó tuyển dụng và xem xét toàn bộ kế hoạch đào tạo.Bên ngoài nước Mỹ thực hiện việc củng cố tài chính sẽ hợp lý hơn, mặc dù quy mô có thể lớn. Ở cả Châu Âu lục địa và Nhật Bản cuộc cải tổ cần tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng bằng tự do hóa thị trường lao động và dịch vụ. Các nguyên tắc kiềm chế cạnh tranh phải được loại bỏ trong các ngành từ chăm sóc sức khỏe đến giao thông đường bộ.Danh sách việc phải làm cũng tương tự vì OECD đã dành nhiều năm chuẩn bị và so sánh tính nghiêm túc của chính sách cắt giảm thuế để khuyến khích đầu tư và sản xuất của thế giới giàu có. OECD thậm chí còn xuất bản cẩm nang hàng năm, mang tên “Vì mục đích Tăng trưởng” vốn đặt ra các ưu tiên.Tuy nhiên, chính phủ các nước giàu nhận thấy rằng rất khó dồn hết can đảm chính trị để hành động. Cuộc suy thoái và hậu quả to lớn của nó đã mở ra cơ hội để làm tốt hơn.Nếu thế giới giàu thực sự muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng, chính phủ các nước này phải từ bỏ sự chú trọng hạn hẹp vào nợ công và bắt đầu cuộc cải cách kinh tế sâu rộng hơn.Ví dụ, thay vì hứa giảm một nửa thâm thủng ngân sách vào năm 2010, các nền kinh tế lớn và giàu có có thể quyết định tăng độ tuổi về hưu hoặc tự do hóa dịch vụ chuyên nghiệp. Không thể lơ là việc củng cố tài chính: đây không chỉ là ưu tiên duy nhất.
GAFIN Analysis & Research Unit (GARU)
Tin tức công nghệ, khoa học kỹ thuật mới nhất tại Việt Nam & các nước trên thế giới. Cập nhật những bài viết về kinh nghiệm, thủ thuật, sản phẩm mới, tin công ...
Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010
Báo cáo đặc biệt về kinh tế thế giới
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét