Châu Âu đang đi theo xu hướng chọn băng tần 1800 MHz cho LTE. Ảnh: Thái Khang |
ICTnews - Các nhà mạng Châu Âu - những người tiên phong về 4G đang thiên về việc lựa chọn băng tần 1800 MHz, nhà mạng Viettel của Việt Nam lại cho rằng băng tần 700 MHz phù hợp hơn với điều kiện trong nước.
Tại Cộng đồng chung châu Âu (EU), giấy phép ban đầu về các băng tần 900 MHz và 1800 MHz dành riêng cho công nghệ GSM nhưng gần đây đã thay đổi và cho phép công nghệ HSPA và LTE có thể được sử dụng trong những dải tần này. Đa số các quốc gia thuộc EU đều ghi nhận quyết định này, nhưng do sự khác biệt về quy định của luật pháp và môi trường cạnh tranh nên đã xảy ra nguy cơ tạm hoãn việc triển khai công nghệ mới này. Một số nước bao gồm cả Hà Lan, Thụy Sĩ đã quyết định dừng những công nghệ không phải GSM cho tới khi giấy phép 3G hiện tại hết thời hạn.
Một số diễn giả lại cho rằng Châu Á nên chờ đợi Trung Quốc và Ấn Độ triển khai LTE ở băng tần nào thì sẽ đi theo đó bởi hai thị trường này sẽ có 2 tỷ thuê bao di động nên sẽ có ảnh hưởng rất lớn.
Tại LTE Asia 2011, nhiều ý kiến cho rằng cần phải tìm được tiếng nói chung về lựa chọn băng tần cho LTE. Trong trường hợp các quốc gia lựa chọn quá nhiều băng tần khác nhau cho LTE sẽ dẫn tới các thiết bị đầu cuối sẽ đắt hơn bởi các thiết bị này phải hỗ trợ nhiều băng tần. Một khó khăn nữa được đặt ra là việc roaming quốc tế sẽ vô cùng phức tạo nếu LTE được triển khai trên nhiều băng tần.
Một chuyên gia viễn thông của Việt Nam đưa ra phân tích, nếu Châu Âu đi theo chuẩn 1800 MHz cho LTE có nghĩa là cơ hội cho các nhà khai thác 2G tiến lên 4G là rất lớn. Ưu điểm lớn nhất cho việc sử dụng băng tần này là vẫn giữ nguyên được nhà trạm của 2G nên chi phí cho việc tiến lên 4G sẽ rẻ hơn rất nhiều. Điều này cực kỳ thuận lợi cho 4 mạng di động của Việt Nam là Viettel, VinaPhone, MobiFone và Beeline đang sở hữu băng tần 1800 MHz.
Ông Lê Văn Tuấn, Phó cục trưởng Cục Tần số Vô Tuyến điện cho biết, nếu trong trường hợp lựa chọn băng tần 1800 MHz cho LTE thì không thể có quá nhiều nhà khai thác dùng bằng tần này được. "Hiện Bộ TT&TT cũng đã quy hoạch băng tần cho 4G với các dải 2300 MHz – 2600 MHz. Tuy nhiên, băng tần này chưa được cấp phép vì nhu cầu thị trường cho những dịch vụ 4G chưa nhiều. Hiện Việt Nam vẫn đang khai thác tốt dịch vụ 2G. Với việc thúc đẩy sử dụng băng tần 1800 MHz của các nhà sản xuất thiết bị, Cục Tần số Vô tuyến điện sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này" ông Nguyễn Văn Tuấn nói.
Một số doanh nghiễn thông của Việt Nam bình luận thông thường Việt Nam ảnh hưởng nhiều về công nghệ của Châu Âu hơn là Mỹ. Tuy nhiên, đối với băng tần cho LTE vẫn là một ẩn số.
Một số quan điểm đưa ra tại LTE Asia 2011 là băng tần sẽ do các thị trường lớn dẫn dắt. Ảnh: TK |
Theo lộ trình, Việt Nam sẽ tiến hành ngưng phát sóng truyền hình analog từ năm 2015 tại các thành phố lớn và việc này sẽ giúp "dôi dư" ra băng tần 700 MHz. Băng tần này có thể sử dụng cho dịch vụ di động băng thông rộng; có vùng phủ tốt hơn cho vùng nông thôn, và có suất đầu tư giảm nên nhà mạng có điều kiện giảm giá dịch vụ cung cấp cho vùng nông thôn.
Theo tính toán của Viettel, nếu để phủ sóng 4G LTE ở Hà Nội với băng tần 700 MHz thì chỉ cần 70 trạm BTS, nhưng nếu triển khai trên băng tần 2.6GHz thì cần tới 130 trạm BTS.
Phía Viettel cho biết, theo số liệu thống kê thì lĩnh vực di động có thể tạo ra doanh thu tăng gấp 4 lần so với doanh thu từ truyền hình nên Viettel đưa ra khuyến nghị Bộ TT&TT nên quy hoạch tần số 700 MHz cho 4G trên cơ sở 3 yếu tố chính là chi phí đầu tư thấp, phủ sóng tốt và thiết bị đã sẵn sàng cho tần số này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét