Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

100 điều doanh nhân trẻ cần biết (Page 5/5)

PHẦN 17: NHỮNG KẾ SÁCH TIẾT KIỆM CHI PHÍ

81. Thông minh trong mua sắm:

Đ
ôi lúc, không phải những gì bạn mua, mà chính việc bạn mua như thế nào, sẽ tiết kiệm đáng kể tiền bạc cho bạn. Hãy xem xét những lời khuyên mua sắm thông minh dưới đây:

http://static.guim.co.uk/sys-images/Guardian/Pix/pictures/2009/6/26/1246013672547/spending-002.jpg
Do not like this - You should be a smart consumer

- Tiết kiệm cho ngân quỹ bằng sự trao đổi. Việc trao đổi một sản phẩm hay dịch vụ này lấy một sản phẩm hay dịch vụ khác là cách thức hiệu quả để giảm sự tốn kém, đồng thời giải phóng được hàng hoá tồn kho. Nếu bạn không quen mặc cả trực tiếp với các đối tác kinh doanh, hãy tuyển dụng một nhân viên chuyên về vấn đề này với mức hoa hồng hợp lý, hay tham gia vào các câu lạc bộ trao đổi thương mại hoặc hối đoái.

- Thời gian thanh toán tiện lợi. Bạn hãy hỏi các nhà cung cấp xem liệu họ có thể giảm giá nếu bạn thanh toán sớm hay không. Nếu không, cũng sẽ là một lợi thế trong trường hợp bạn có được sự đồng ý thanh toán trả chậm các hoá đơn về nguyên vật liệu, thuế... mà không kèm theo bất cứ khoản phí cộng thêm nào. Khoản tiền càng ở lâu trong tài khoản của bạn bao nhiêu, bạn càng có thêm nhiều lãi suất bấy nhiêu.

- Tham gia một Hiệp hội ngành nghề. Nhiều hiệp hội kinh doanh và thương mại có thu phí thành viên ở mức hợp lý và đưa ra nhiều khoản giảm giá cho các thành viên từ bảo hiểm, du lịch, xe hơi tới dịch vụ điện thoại đường dài, y tế và cả thể thao.

- Tìm kiếm ít nhất ba giá chào hàng cho từng sản phẩm/dịch vụ. Bạn hãy xem xét nhiều chào hàng khác nhau của các nhà cung cấp hay nhà phân phối, sau đó mới quyết định.
82. Tính kinh tế liên quan tới các nhân viên

Nhân viên có thể là một khoản đầu tư tốn kém của bạn. Nếu bạn không chắc chắn rằng mình đã sẵn sàng tuyển dụng nhân viên làm việc toàn thời gian, và trả cho họ các khoản tiền lương và thưởng, thì vẫn có một số lựa chọn khác cho bạn. Việc thuê nhân viên bán thời gian hay theo vụ việc có thể sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí nhân viên.

Hay, thay vì phải trả tiền công cho nhân viên để họ “ngồi chơi xơi nước” trong thời kỳ kinh doanh suy thoái, bạn có thể tuyển dụng nhân viên làm việc theo mùa vụ để giải quyết các nhu cầu kinh doanh trước mắt. Một cách khác để tiết kiệm tiền bạc cho bạn và đem lại cho các sinh viên đại học cơ hội làm quen với môi trường kinh doanh là tuyển dụng sinh viên vào thực tập. Bạn hãy liên hệ với các trường đại học tại địa phương để có thêm thông tin.

83. Khôn khéo trong việc mua bảo hiểm:

Mua bảo hiểm là một trong những thủ tục cần thiết, nhưng cũng không kém phần phiền hà. Các chủ doanh nghiệp giỏi luôn tìm ra được các kế sách giúp họ giải quyết vấn đề bảo hiểm một cách tốt nhất.
Điều này không có nghĩa là họ không mua bảo hiểm, mà cái chính là hiệu quả đồng vốn bỏ ra cho các hợp đồng bảo hiểm. Dưới đây là một vài ý tưởng cắt giảm chi phí bảo hiểm:

- Tiết kiệm nhờ các hiệp hội. Khi bạn tìm kiểm các hợp đồng bảo hiểm, hãy kiểm tra thông qua hiệp hội thương mại. Nhiều hiệp hội đưa ra các hợp đồng bảo hiểm nhóm với mức chi phí thích hợp.

- Gia tăng khoản khấu trừ của bạn. Việc gia tăng khoản khấu trừ bảo hiểm của bạn thường thấp hơn mức phí bảo hiểm. Bạn nên tính toán kỹ lưỡng khoản khấu trừ sao cho hợp lý nhất, vừa không ảnh hưởng đến hợp đồng bảo hiểm, vừa tiết kiệm được tiền bạc.

- Có một người bạn trong lúc khó khăn. Bằng việc sắp xếp một số địa điểm kinh doanh xen kẽ lẫn nhau nhằm đề phòng trường hợp xảy ra thảm họa lớn, bạn có thể tiết kiệm được khoản tiền bảo hiểm tạm dừng hoạt động kinh doanh. Ví dụ, bạn có thể dàn xếp với một công ty cùng ngành về việc sử dụng nhà xưởng, văn phòng của họ trong trường hợp có thiệt hại, và ngược lại, công ty này cũng có quyền sử dụng nhà xưởng, văn phòng của bạn trong trường hợp họ gặp sự cố gì đó chưa thể khắc phục được.

84. Tổng chi phí văn phòng

Những chi phí văn phòng có thể là một trong những nhân tố dẫn tới thất bại tài chính của bạn, trừ khi bạn quản lý chúng một cách hiệu quả từ đầu vào tới đầu ra. Bạn hãy trang bị những hộp mực in có thể tái sử dụng. Hãy vào Google hay Trang Vàng để tìm kiếm các nhà cung cấp hộp mực tái sử dụng ở địa phương bạn. Bạn cũng có thể tìm kiếm trực tuyến các mẫu đơn đăng ký miễn phí, tải chúng về máy tính, chỉnh sửa cho phù hợp và in ra để sử dụng. Một trong những trang web có chứa nhiều mẫu đơn nhất là trang Formnet.com.

Một cách thức khác để tiết kiệm tiền bạc là mua sắm những trang thiết bị đã qua sử dụng. Bạn có thể tiết kiệm tới 60% nhờ các thiết bị máy tính, máy in và nội thất văn phòng đã qua sử dụng.

85. Tiết kiệm trong việc xúc tiến kinh doanh:

Bạn muốn tiếp thị các hoạt động kinh doanh khi ngân sách còn hạn hẹp? Những người quen có thể giúp đỡ bạn. Dưới đây là ba cách để mọi người trong mạng lưới quan hệ xã hội của bạn sẽ trợ giúp những nỗ lực tiếp thị của bạn
:

- Chia sẻ các chi phí quảng cáo và xúc tiến kinh doanh với những công ty lân cận. Hãy cùng với một số công ty triển khai các hoạt động bán hàng trên đường phố, hoặc đưa liên minh tiếp thị của bạn tiến xa hơn bằng cách chia sẻ các danh sách địa chỉ e-mail, các kênh phân phối và nhà cung cấp trên thị trường.

- Đề nghị sự giúp đỡ từ những người bạn quen biết. Cách thức giúp đỡ mà những người quen biết luôn sẵn sàng dành cho bạn là các lời giới thiệu, tiến cử tên, địa chỉ cụ thể của những ai đang cần đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Người quen của bạn cũng có thể giới thiệu với những khách hàng tiềm năng địa chỉ và số điện thoại của công ty bạn. Tốc độ tăng trưởng kinh doanh của bạn sẽ tỷ lệ thuận với số lượng các lời giới thiệu mà bạn có được.

- Có một khách hàng hạnh phúc? Bằng việc nói với mọi người những gì họ nhận được từ việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn trong các cuộc nói chuyện thân mật, hay các buổi giới thiệu sản phẩm chính thức, bạn hoàn toàn có thể động viên họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

PHẦN 18: HOÀ MÌNH VÀO CỘNG ĐỒNG

86. Khuyến khích nhân viên làm từ thiện

Một biểu hiện đơn giản nhất của việc hoà mình vào cộng đồng là khuyến khích nhân viên làm các công tác từ thiện tại địa phương. Bạn không cần phải lý luận gì nhiều, mà chỉ cần đảm bảo vẫn trả lương đều đặn cho khoảng thời gian nhân viên vắng mặt tại công ty để đi những làm công việc tình nguyện. Cho dù bạn mất 8 giờ hay 40 giờ làm việc một năm, thì món quà thời gian của bạn sẽ động viên rất nhiều người tham gia vào các hoạt động từ thiện.

87. Xây dựng một thành phố mà mọi người đều muốn sinh sống tại đó

Trên cương vị một chủ doanh nghiệp, mục tiêu đầu tiên của bạn có thể không phải là sự phát triển lớn mạnh của thành phố nơi bạn sống và làm việc, nhưng quả thật bạn nên đặt mục tiêu như vậy. Nếu thành phố bạn thịnh vượng, công ty của bạn sẽ có phần thưởng là số lượng khách hàng đông đảo hơn và đội ngũ nhân viên có năng lực hơn. Và một trong những nhân tố then chốt để nuôi dưỡng sự thịnh vượng của thành phố là thu hút các nhân viên sáng tạo - những người sẽ khởi sự và làm việc trong các công ty năng động, luôn đổi mới.

Thế hệ nhân viên mới nhất luôn muốn làm việc trong một thành phố có chất lượng cuộc sống cao và mong chờ cơ hội để xây dựng những thành phố như vậy. Với việc trở thành một phần của quy trình xây dựng đó, bạn đang nêu một tấm gương tuyệt vời, thu hút sự quan tâm của các nhân viên hiện tại và tiềm năng của mình. Ví dụ, bạn có thể dành một vài trăm giờ lao động để đào tạo cho học sinh các trường trung học và cao đẳng để xây dựng một đội ngũ lao động thành thạo chuyên môn.

Hãy dành thời gian và cử các chuyên gia của bạn đến giúp đỡ các công ty mới đạt kết quả tăng trưởng trong thời kỳ đầu, tài trợ cho các sự kiện nghệ thuật, tìm kiếm các địa điểm mới để tái phát triển, tham gia vào các kế hoạch xã hội tại địa phương…. Có thể nói, bạn đã xây dựng được một công ty tuyệt vời, giờ đây hãy sử dụng kiến thức đó để xây dựng một thành phố tuyệt vời.

88. Chia sẻ sự giàu có của công ty bạn

Bạn có quan tâm tới những công việc của cộng đồng có liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của bạn? Hãy xem xét một số ý tưởng sau:

- Nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, hãy dành thực phẩm dôi dư cho những người dân nghèo trong thành phố.
- Nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực giải trí, hãy tổ chức một buổi hòa nhạc nhỏ, miễn phí tại các trung tâm như trại mồ côi, nhà dưỡng lão...

- Nếu bạn là một chuyên gia tài chính, hãy đề nghị được tư vấn miễn phí hoặc tổ chức các buổi thảo luận về quản lý tài chính và nợ nần cho những người có nhu cầu.

- Nếu công ty của bạn cung cấp các sản phẩm/dịch vụ liên quan tới cơ sở hạ tầng như điện, nước, xây dựng... bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để tham gia vào sự phát triển chung của cộng đồng như xây thư viện, trường học, bệnh viện... nơi người dân nghèo được phục vụ miễn phí.

- Nếu bạn cung cấp các dịch vụ chuyên môn như nha khoa, tư vấn thuế, tư vấn pháp luật, hãy dành thời gian của bạn cho những đối tượng quá khó khăn về tài chính.

- Nếu bạn là nhà cung cấp các dịch vụ tiếp thị, PR, tài chính, thiết kế web, IT,... hãy tham gia vào các tổ chức phi lợi nhuận tại địa phương.

89. Tham gia như thế nào?

Không có giới hạn nào, nếu bạn thành tâm muốn giúp đỡ cộng đồng. Dưới đây là một vài gợi ý mà bạn có thể áp dụng để triển khai các hoạt động xã hội tại công ty mình:


- Tham gia một chương trình từ thiện, quyên góp xây dựng nào đó.

- Tạo cơ hội cho các học sinh, sinh viên tại địa phương tham gia vào các chương trình thực tập nhằm giúp họ có thêm kinh nghiệm thực tế.

- Cung cấp thức ăn cho những người cao tuổi hoặc người vô gia cư.

- Tài trợ cho chương trình dịch vụ công, giúp đỡ người nghèo.

- Tổ chức hiến máu nhân đạo tại công ty bạn.

- Tham gia vào các chương trình từ thiện theo lời kêu gọi của địa phương.

- Làm việc với các nhóm môi trường địa phương để vệ sinh, dọn dẹp các khu vực trong thành phố.

- Tài trợ các hoạt động thể thao, đặc biệt là cho các đội phải chịu nhiều thiệt thòi.

- Tham gia vào các cuộc đi bộ, xe đạp hay chạy bộ, quyên góp cho các nghiên cứu y tế.

- Quan tâm tới các chương trình đào tạo cho thanh niên trẻ ở địa phương của bạn.

90. Tại sao bạn nên là một nhà cải cách hăng hái?

Do các công ty nhỏ phụ thuộc vào cộng đồng địa phương nhiều hơn so với các tập đoàn lớn, nên bạn không thể thành công trong một cộng đồng nếu không hòa mình tối đa vào đó. Điều này sẽ rất có lợi cho hoạt động kinh doanh của bạn, cho cộng đồng, và cuối cùng là có lợi cho bản thân bạn. Muốn công việc kinh doanh phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời có thể giúp đỡ nhiều hơn cho cộng đồng địa phương, bạn nên trở thành một công dân tốt. Dưới đây là những phần thưởng dành cho một công dân tốt
:




1. Nó đem lại cho cá nhân bạn sự thoả mãn, bạn có thể tự do lựa chọn các dịch vụ công, tại đó bạn và công ty của bạn sẽ trở nên chủ động hơn.

2. Bạn sẽ gặp gỡ các chủ doanh nghiệp khác và hiểu biết về họ, về công ty của họ. Sự giao tiếp này là hoàn toàn có lợi – và nó sẽ mở rộng mạng lưới mối quan hệ kinh doanh của bạn.

3. Bạn sẽ không lạc lõng khi tiến hành các hoạt động kinh doanh. Nếu bạn không có thời gian để hoà mình vào cộng đồng, bạn cần tạo ra thời gian cho công việc này.

4. Những thủ tục hành chính sẽ không còn quá khó khăn nữa. Việc đưa công ty bạn trở thành một công dân tốt luôn là một cách thức để “nhận lại một cái gì đó” từ cộng đồng.

5. Việc các doanh nhân nỗ lực hòa mình vào cộng đồng là một tin tốt lành. Bạn có thể nhận được nhiều ích lợi từ giới báo chí truyền thông nhờ họ có ấn tượng tốt với các nỗ lực của bạn.

6. Bạn có thể nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của công ty. Việc bạn gắn bó với cộng đồng sẽ thu hút các nhân viên có năng lực, nhiệt tình và chăm chỉ trong công việc về với công ty của bạn.

PHẦN 19: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH

91. Sau bán hàng

Hãy thể hiện với khách hàng rằng bạn luôn quan tâm đến chất lượng dịch vụ mà bạn cung cấp. Sau khi bán hàng, bạn nên gọi điện cho khách hàng và hỏi họ:

- Quý vị có hài lòng với dịch vụ của công ty chúng tôi không?

- Quý vị thích điều gì nhất khi giao dịch với công ty chúng tôi?

- Quý vị mong muốn dịch vụ của công ty chúng tôi sẽ được cải thiện như thế nào?

Thiếu những thông tin quý giá này, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cải tiến sản phẩm và dịch vụ của mình. Chưa kể một khi bạn đề nghị khách hàng đóng góp ý kiến và sau đó thực thi đúng theo những phản hồi của họ, khách hàng sẽ cảm thấy mình là một phần của những công việc mà bạn đang thực hiện, vì thế họ sẽ trung thành hơn với sản phẩm và dịch vụ của bạn. Ngoài ra, bạn hãy thường xuyên gửi đi những lá thư cảm ơn. Việc này không lấy đi của bạn quá nhiều thời gian và trí lực, nhưng sẽ đem lại cho bạn những hiệu quả bất ngờ thú vị. Vậy mà vẫn có không ít chủ doanh nghiệp lại bỏ qua công việc dễ chịu này. Hãy làm cho khách hàng thấy rằng bạn thật sự cảm kích họ. Họ sẽ nhớ mãi việc làm này của bạn, bởi phần lớn các đối thủ cạnh tranh đều không gửi đi các lá thư cảm ơn như bạn.

92. Quý vị có nhớ tôi không?

Hãy gửi những lá thư viết tay mang tính cá nhân tới các khách hàng cũ của bạn. Bạn có thể viết: “Tôi đang ngồi tại bàn làm việc và tên của bạn bỗng nảy ra trong tâm trí tôi. Hãy cho tôi biết nếu bạn cần một sản phẩm túi xách nào đó. Tôi có thể ghé qua đưa cho bạn xem những kiểu mới nhất vào bất cứ lúc nào”.

Hoặc nếu bạn làm quen với khách hàng tại một sự kiện nào đó, nội dung thế này sẽ rất phù hợp: “Thật thú vị khi được gặp bạn tại bữa tiệc giáng sinh. Tôi sẽ gọi điện cho bạn vào dịp năm mới và chúng ta cùng ăn trưa ở đâu đó nhé”.

Tương tự, bạn cần ghi nhớ các sự kiện đặc biệt. Hãy gửi thiệp chúc mừng sinh nhật, mừng ngày kỷ niệm, thiệp nghỉ lễ,… tới các khách hàng của bạn. Những món quà nhỏ cũng là công cụ tuyệt vời gây dựng lòng trung thành của khách hàng. Bạn không cần phải đánh đổi cả một gia tài để thể hiện sự quan tâm với khách hàng, mà hãy vận dụng tính sáng tạo pha lẫn những ý tưởng quà tặng thú vị có liên quan tới hoạt động kinh doanh của bạn, công ty của khách hàng hay những lần giao dịch mua sắm gần đây. Với tất cả những gì mà các khách hàng hiện tại có thể làm cho bạn, không có lý do nào để bạn không liên lạc với họ.

93. Để khách hàng biết rõ sự giúp đỡ của bạn

Bạn cần để khách hàng thấy rõ tất cả những gì bạn đang làm cho họ. Điều này có thể được thực hiện trong phương thức thư tin tức gửi tới khách hàng, hay bằng các cuộc gọi điện thoại, ghé thăm trực tiếp…. Cho dù sử dụng phương pháp nào, thì bạn vẫn phải nêu bật được hình ảnh về một dịch vụ tuyệt vời mà bạn có thể cung cấp cho khách hàng. Nếu bạn không đề cập tới những gì bạn đang làm cho khách hàng, họ có thể sẽ không chú ý tới bạn. Sẽ không có gì là quá tự phụ khi bạn nói với khách hàng về tất cả những cố gắng của bạn để thoả mãn nhu cầu của họ. Chỉ cần một cú điện thoại để khách hàng biết rằng họ không phải lo lắng, bởi vì bạn đã hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ, gọi điện thoại cho luật sư hay kiểm tra lần nữa để việc giao nhận được tiến hành đúng như đã hẹn – như vậy, khách hàng đã bớt đi một số công việc đáng lẽ ra họ phải làm.

94. Vượt xa những mong muốn cơ bản:

Bạn có một đội ngũ nhân viên tận tuỵ, hay một nhóm chuyên giải quyết khó khăn cho khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả? Các chương trình trợ giúp trực tuyến sẽ có tác dụng như thế nào? Một trong những biện pháp tốt nhất để bổ sung giá trị và khiến bạn nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh là cung cấp một dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Khách hàng luôn lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ tương tự nhau trên cơ sở “trải nghiệm khách hàng” của họ, cụ thể là những trợ giúp mà họ có thể nhận được từ phía công ty bạn sau khi giao dịch bán hàng kết thúc. Một dịch vụ khách hàng chuẩn mực sẽ giúp bạn có được những lần mua sắm tiếp theo, những lời giới thiệu về công ty bạn từ các khách hàng cũ, từ đó gia tăng doanh số bán hàng nhờ số lượng khách hàng mới ngày một đông đảo hơn.

Một cách đơn giản nhằm đảm bảo dịch vụ khách hàng tốt là trao quyền rộng rãi hơn cho các nhân viên trong việc giải quyết khiếu nại, thắc mắc của khách hàng. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, một khi có được sự tự do đó, nhân viên của bạn sẽ suy nghĩ một cách chiến lược hơn về công việc của họ và về hoạt động kinh doanh của bạn. Họ chăm sóc khách hàng chu đáo hơn, bởi vì họ hành động trên cương vị một người trợ giúp cho khách hàng, và bởi vì họ nắm vững các thông tin về sản phẩm/dịch vụ của công ty, triết lý kinh doanh, thực trạng ngành công nghiệp, những yếu tố cần thiết để công việc kinh doanh trở nên hiệu quả. Những nhân viên như vậy có thể thu hút khách hàng quay trở lại nhiều hơn, nhờ đó đem lại cho bạn một lợi thế cạnh tranh lớn hơn.

95. Để khách hàng quay trở lại nhiều hơn

Với sự gia tăng vùn vụt của các chi phí nhằm thu hút khách hàng mới, những nỗ lực tập trung vào việc giữ chân và đẩy mạnh doanh thu từ các khách hàng cũ ngày càng được chú trọng. Chi phí để có được một khách hàng mới cao gấp năm lần chi phí giữ chân một khách hàng cũ. Các chương trình khách hàng trung thành (chương trình phần thưởng khách hàng) cũng dần dần trở nên thiết yếu trong bối cảnh giá cả nhạy cảm và đâu đâu cũng là những sản phẩm/dịch vụ tương tự nhau. Dưới đây là một số điều bạn cần nắm vững khi xây dựng một chương trình phần thưởng khách hàng:

- Lựa chọn những phần thưởng phù hợp – các phần thưởng kiểu như “Mua sáu tặng một” luôn tiết kiệm chi phí hơn và thật sự có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của bạn.

- Nói với khách hàng những gì họ mong đợi; điều này sẽ lôi kéo họ sớm quyết định mua sắm theo các mục tiêu của họ.

- Quan tâm tới các khách hàng tốt nhất của bạn bằng những cấp độ phần thưởng khác nhau, gia tăng theo giá trị tiền mặt. Điều này sẽ chuyển các khách hàng giá trị thấp thành những khách hàng giá trị cao, nhằm bù đắp cho phần thiệt hại do các chương trình phần thưởng vốn chỉ thu hút các khách hàng đem lại lợi nhuận thấp.

- Dành những phần thưởng kiểu kết nạp vào một danh sách hay một chương trình đặc biệt nào đó nhằm động viên các khách hàng đăng ký tham gia. Bạn cũng cần giám sát hoạt động kinh doanh và chăm sóc khách hàng bằng việc đặt ra các mục tiêu cho chương trình này và luôn theo dõi kết quả một cách chặt chẽ.

PHẦN 20: HOÀN THÀNH CÁC MỤC TIÊU KINH DOANH.

96. Xem xét lại các mục tiêu của bạn

Giá trị của một mục tiêu nằm ở chỗ chúng có ổn định hay không và kết quả chúng đem lại cho bạn là gì. Nhưng điều đó không có nghĩa là mục tiêu nên bất di bất dịch. Bạn nên định kỳ xét duyệt lại các mục tiêu của bạn để xem liệu chúng có cần được thay đổi, điều chỉnh hoặc loại bỏ hay không. Sự thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân của bạn, chẳng hạn như quyết định dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, có thể khiến một vài mục tiêu trở nên không còn phù hợp nữa.

Điều bạn cần biết về các mục tiêu là: chúng chỉ là ... mục tiêu và chúng không quyết định trước các sự kiện sẽ xuất hiện hay không. Nói cách khác, bạn đặt mục tiêu 10 triệu USD doanh số bán hàng không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ đạt được con số này vào cuối năm. Dù muốn hay không, việc hoàn thành mục tiêu đề ra cần được xem như đòi hỏi thiết yếu trong cuộc sống của bạn. Một vài mục tiêu có tính chất quan trọng hơn các mục tiêu khác, nhưng thật không thông minh chút nào nếu bạn cứ dồn hết tâm trí để hoàn thành những mục tiêu đó.

97. Thư giãn!

Nếu việc đặt ra và hoàn thành các mục tiêu không khiến bạn vui vẻ, vậy tại sao bạn còn băn khoăn theo đuổi chúng? Hãy để tâm trí dẫn dắt bạn tới những giấc mơ tuyệt vời, và đừng giới hạn các nhu cầu của bạn. Việc đặt ra các mục tiêu, và biến quá trình này thành một trò chơi thú vị là điều cần thiết đối với bạn, giúp cải thiện đáng kể cơ hội hoàn thành mục tiêu của bạn. Bên cạnh đó, việc đặt ra một mục tiêu mới sẽ thách thức bạn vươn tới những mục tiêu cao hơn.

Nhưng nếu bạn thất bại? Hãy đứng dậy, giũ bỏ mọi phiền muộn và đặt ra một mục tiêu mới. Tất cả chúng ta đều từng đặt mục tiêu và từng có ít nhất một lần thất bại. Nhiều người đã tự gây áp lực tâm lý khi nghĩ về các mục tiêu, do đó việc “hiện thực hóa” các mục tiêu bỗng nhiên trở thành điều hết sức khó khăn. Những người đó đã vô tình nhốt mình trong công việc và nghĩa vụ, mà không biết đến những hoạt động thực sự đem lại niềm đam mê. Trên thực tế, thất bại chỉ thật sự là thất bại, khi bạn không học hỏi được gì từ nó.

98. Sức mạnh của trí tưởng tượng


Khi bạn bắt đầu nghĩ tới các mục tiêu, hãy đặt bản thân vào tương lai và suy nghĩ về nó một cách thực tế. Bạn xác định thời điểm mục tiêu sẽ được hoàn thành, sau đó dừng lại, nhắm mắt và thử hình dung rằng bạn đang ở đó. Cảm giác của bạn như thế nào khi hoàn thành mục tiêu?


Khi bạn nghĩ đến các mục tiêu, hãy viết chúng ra giấy và đặt động từ ở thì hiện tại. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là mở một nhà hàng, hãy viết như thể nhà hàng đã bắt đầu thành công: “Nhà hàng của tôi (tên của nhà hàng) là một địa điểm ẩm thực tuyệt vời! Chúng tôi nhận đặt chỗ vào tất cả các tối trong tuần. Nhà hàng được năm tờ báo địa phương phỏng vấn và hàng chục người gọi điện đến hỏi xem liệu nhà hàng có sẵn sàng nhượng quyền kinh doanh hay không. Ở đâu mọi người cũng đều nói rằng họ thật sự yêu thích thức ăn của nhà hàng!”.

Sau đó, bạn nên viết ra viễn cảnh về cuộc sống lý tưởng của bạn. Hãy để trí tưởng tượng của bạn vẽ nên những bức tranh tuyệt vời về bản thân. Liệu có điều gì trong cuộc sống thực tế ngăn trở bạn thực hiện viễn cảnh đó (không đủ nguồn tài chính, không có đủ kiến thức…)? Hãy tạm coi như chúng không tồn tại và thử xem những gì bạn có thể theo đuổi. Dù sao, khả năng của bạn là không giới hạn mà.

99. Xây dựng những mục tiêu có ý nghĩa và xứng đáng để hoàn thành:

Khi tìm kiếm những mục tiêu mới, hãy đảm bảo rằng chúng có đủ các đặc điểm sau:

- Cụ thể. Cơ hội đạt được mục tiêu của bạn sẽ lớn hơn rất nhiều, nếu bạn có một mục tiêu cụ thể. “Tăng vốn” không phải là một mục tiêu cụ thể, mà “tăng vốn lên 10.000 USD trước ngày 1 tháng 7” mới là mục tiêu cụ thể.

- Lạc quan. Các mục tiêu nên thể hiện tính tích cực và nâng đỡ. “Có khả năng thanh toán hoá đơn” không phải là một mục tiêu tạo nên sự hứng thú. “Vươn tới sự an ninh tài chính” mới là nội dung của một mục tiêu lạc quan.

- Thực tế. Nếu bạn đặt ra mục tiêu doanh thu 100.000 USD/tháng, trong khi bạn vẫn chưa thể đạt được con số đó trong cả năm, thì mục tiêu này xem ra phi thực tế. Hãy bắt đầu bằng những bước đi nhỏ, chẳng hạn như tăng thu nhập hàng tháng của bạn lên 25%. Sau khi mục tiêu đầu tiên của bạn được hoàn thành, bạn mới nên nghĩ đến những mục tiêu lớn hơn.

- Ngắn hạn và dài hạn. Các mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu phải đạt được trong thời gian một vài tuần đến một năm. Các mục tiêu dài hạn là mục tiêu phải đạt được trong vòng 5, 10, hay thậm chí là 20 năm. Về cơ bản, các mục tiêu dài hạn có thể quan trọng và to lớn hơn các mục tiêu ngắn hạn, nhưng chúng vẫn nên sát với thực tế.

100. Lên kế hoạch cho thành công của bạn

Hiểu một cách đơn giản nhất, mục tiêu chỉ là điều gì đó bạn đang nhắm tới. Tuy nhiên, các mục tiêu luôn đóng vai trò quyết định trong mọi thành quả kinh doanh của bạn, dù theo nhiều cách khác nhau. Quy trình đặt ra mục tiêu sẽ buộc bạn suy nghĩ một cách kỹ lưỡng về những gì bạn mong muốn, cũng như các biện pháp tăng trưởng kinh doanh. Quy trình này giúp bạn định hướng hợp lý trong suốt lộ trình vươn tới các kết quả tăng trưởng.

Mục tiêu cũng là bộ khung của công việc, giúp bạn xác định công việc nào là cần thiết, công việc nào không thật sự góp phần hoàn thành mục tiêu đề ra. Một phần rất quan trọng của bộ khung công việc này là thời gian biểu - công cụ sẽ ảnh hưởng sâu rộng tới hành động của bạn.

Cuối cùng, hãy viết ra các mục tiêu của bạn và dán chúng lên một chỗ nào đó dễ thấy như bàn làm việc, gương nhà tắm, cánh tủ lạnh... để bạn có thể đọc được mỗi ngày. Bạn nghĩ rằng bạn đã ghi nhớ tất cả các mục tiêu cho ba tháng hay ba năm tới, nhưng những công cụ nhắc nhở bằng hình ảnh sẽ giúp bạn tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu đã đặt ra và các nhiệm vụ bạn cần hoàn thành trong ngày để đạt được các mục tiêu đó.

(Page 5/ 5)

http://i179.photobucket.com/albums/w285/maskxinhkieu/Click/5st.png


END !

http://i486.photobucket.com/albums/rr221/xuankhanh_vn2000/562803rb8cp7no3f.gifhttp://i486.photobucket.com/albums/rr221/xuankhanh_vn2000/562803rb8cp7no3f.gif


GiangBLOG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean