Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Những anh tài Android tiêu biểu trong năm 2010


Hệ điều hành Android ngày càng được các hãng sản xuất thiết bị di động ưu ái cho ra mắt nhiều dòng smartphone để cùng nhau so kè về tính năng và tốc độ xử lý. Từ HTC, Samsung, LG cho đến Huawei và ZTE liên tục phát hành những mẫu điện thoại thông minh mới được trang bị hệ điều hành Android.
Dưới đây là những mẫu smartphone Android được xem là sáng giá nhất trong năm 2010 theo từng nhóm nhu cầu do tạp chí điện tử TechRadar bình chọn:

Điện thoại có giá tốt nhất: Samsung Galaxy Apollo

Mặc dù có những mô hình như Vodafone 845 hay của các hãng Huawei và ZTE có giá bán tốt hơn, nhưng tất cả đều không được trang bị màn hình công nghệ cảm ứng điện dung. Đó chính là lý do tại sao Samsung Galaxy Apollo lại là người đứng đầu trong danh sách điện thoại Android có giá tốt nhất. Cùng với hệ điều hành Android 2.1, điện thoại này mang đến giao diện người dùng TouchWiz của Samsung với nền da cam độc đáo
Để sở hữu điện thoại này, người dùng sẽ chỉ phải trả khoảng 615.000 VND kèm theo hợp đồng sử dụng mạng.

Điện thoại có tính di động tốt nhất: Sony Ericsson Xperia X10 Mini Pro

X10 Mini Pro là một mẫu smartphone có thiết kế nhỏ bé với bàn phím QWERTY dạng trượt. Máy chạy phiên bản hệ điều hành Android 1.6 nên có một vài ứng dụng mới không làm việc tốt trên X10 Mini Pro. Tuy nhiên, hãng hứa hẹn sẽ nâng cấp lên Android 2.1 trong thời gian sớm nhất.
Mẫu điện thoại này sử dụng giao diện người dùng của Sony Ericsson trên màn hình kích thước rộng 2,5 inch

Điện thoại có thiết kế phần cứng tốt nhất: Google Nexus One

Nếu nghiêm túc chọn một điện thoại Android thì có lẽ sản phẩm Nexus One của Google là đại diện sáng giá. Phần cứng của Nexus One tương tự như HTC Desire cộng với khả năng hủy bỏ tiếng ồn và bổ sung mic để cải thiện chất lượng âm thanh. Chiếc điện thoại này của Google sẽ được nâng cấp lên Android 2.2 ngay khi hệ điều hành này được trình làng.
Tuy nhiên, việc Google nhận trách nhiệm tự phân phối sản phẩm này có lẽ là lý do tại sao Nexus One đã bị hãng âm thầm khai tử.

Điện thoại dành hỗ trợ giải trí tốt nhất: Sony Ericsson Xperia X10

Xperia X10 của gã khổng lồ Sony Ericsson có một vài lỗi với các phần mềm, tuổi thọ pin tuy thấp, sử dụng Android 1.6 nhưng lại được đánh giá là điện thoại tốt nhất để hỗ trợ giải trí.
Chiếc máy này được trang bị máy ảnh 8 megapixel với đèn flash LED cùng tính năng tự động lấy nét tạo ra những bức ảnh tuyệt vời, video có màu sắc đều và mịn.

Điện thoại có hiệu suất làm việc tốt nhất: Motorola Milestone

Motorola Milestone được trang bị một bàn phím QWERTY hỗ trợ rất tốt cho các công việc soạn thảo nội dung của người dùng, đặc biệt phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.
Cùng với sự hỗ trợ của phiên bản hệ điều hành Android 2.1 (hứa hẹn nâng cấp lên 2.2 khi ra mắt), mẫu điện thoại này được xem là đối tượng tốt nhất cho những ai cần những công việc nặng về soạn thảo văn bản.

Điện thoại có thiết kế tổng thể đẹp nhất: HTC Desire

Sau gần 6 tháng ra mắt, HTC Desire vẫn được xem là điện thoại Android tốt nhất hiện nay. Hiện nó đang trong quá trình nâng cấp lên phiên bản Android 2.2.
Với thiết kế trang bị màn hình AMOLED có kích thước hiển thị 3,7 inch với công nghệ Super LCD giúp điện thoại có thể hiển thị tốt ở nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau. Khi được cập nhật lên Android 2.2, người dùng có thể sử dụng thiết bị này để quay video độ nét cao HD 720p.
Theo Tuổi trẻ

Việt Nam đã chính thức có Ủy ban vũ trụ


Vệ sinh Vinasat 1

(Tinhte) Thủ tướng chính phủ vừa ký quyết định cho phép thành lập Ủy ban Vũ Trụ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa Học và Công nghệ làm chủ tịch. Ủy ban gồm có lãnh đạo các bộ và các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ. Ủy ban sẽ có trách nhiệm tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, giải quyết những vấn đề trong chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020. Ủy ban cũng là đại diện chính thức của nước ta tại các tổ chức quốc tế về công nghệ vũ trụ.


Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Ủy ban Vũ trụ Việt Nam. Ủy ban Vũ trụ Việt Nam có 13 thành viên, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Chủ tịch Ủy ban.2 Phó Chủ tịch Ủy ban Vũ trụ Việt Nam là Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 1 Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. 

Các Ủy viên Ủy ban Vũ trụ Việt Nam gồm 1 đại diện Lãnh đạo của các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải; Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; Viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 3 nhà khoa học thuộc lĩnh vực công nghệ vũ trụ.

Căn cứ yêu cầu thực tiễn, Thủ tướng cho phép Chủ tịch Ủy ban Vũ trụ Việt Nam có thể mời các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện một số tổ chức chuyên môn về lĩnh vực công nghệ vũ trụ để tư vấn cho Ủy ban. 

Ủy ban Vũ trụ Việt Nam là tổ chức tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề liên ngành trong việc thực hiện Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020. Đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện Chiến lược cho từng thời kỳ; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp và đôn đốc các cơ quan có liên quan thực hiện Chiến lược trên.

Ủy ban Vũ trụ Việt Nam là đại diện chính thức của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế về công nghệ vũ trụ. 

Ủy ban Vũ trụ Việt Nam có Văn phòng thường trực giúp việc đặt tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tìm hiểu đơn vị dB, dBm, dBw dBd, dBi, dBc

1. dBm, dBw
dBm là đơn vị công suất thuần túy (không so sánh). Cách tính 1dBm=10log(PmW/1mW)
Ví dụ: Công suất phát của thiết bị là 10W, biểu diễn dạng dBm là 10lg(10000/1)=40dBm.
Tương tự, dBW cũng là đơn vị công suất thuần túy, nhưng được chuyển đổi từ W sang. Vd: 1W –> 10lg(1) = 0dBW; 2W = 3dBW.
2. dBi, dBd
dBi và dBd đều là các đơn vị biểu diễn độ lợi công suất (power gain) của antenna, nhưng có tham chiếu khác nhau.
  • dBm là decibell tính so với một miliwatt, còn đọc gọn là [di-bi-em]
Tương tự vậy, dBi đọc là [di-bi-ai], là tăng ích (hay độ lợi) của một ăng-ten so với ăng-ten đẳng hướng (isotropic).
  • dBd, đọc là [di-bi-di], là tăng ích của một ăng-ten so với một ăng-ten lưỡng cực (chữ d sau dB ấy là viết tắt của từ dipole, nghĩa là ăng-ten lưỡng cực) nửa sóng (half wave dipole).
Cả dBi lẫn dBd đều cùng để chỉ tăng ích (G) của ăng-ten, vấn đề là so với ăng-ten nào, đẳng hướng hay lưỡng cực nửa sóng.
0dBd = 2.15dBi
G [dBi] = G [dBd] + 2.15 [dB]
Anten 3G (UMTS) thường có độ lợi khoảng 18dBi (dual: 2 x 18dBi)
 Với dBi thì i là viết tắt của từ đẳng hướng (isotropic). Nó là đơn vị của hệ số tăng ích của anten phát xạ đẳng hướng. Ngoài ra với anten phát xạ có hướng thì đơn vị của hệ số tăng ích là dBd. Và trong lúc tính toán thì dBi được coi như dB.

3. dB
dB là đơn vị so sánh về độ mạnh (intensity), công suất (power).
Đối với điện áp (V), dòng (I) và trường E (điện trường, từ trường), công thức tính là 20lgX (dB)
Đối với công suất (P), độ lợi (G), công thức tính là 10lgX (dB)
Vd: Công suất A là XW tương đương X’dBm, Công suất B là YW tương đương Y’dBm. Khi đó so sánh A lớn hơn (nhỏ hơn) B bao nhiêu dB, tính bằng 10g(X/Y)dB hoặc (X’-Y’)dB.
Antenna A có độ lợi 20dBd, B là 14dBd, vậy A có độ lợi lớn hơn B 6dB
4. dBc
dBc  có phương pháp tính giống với dB và cũng là một đơn vị tương đối, có liên hệ đến một đại lượng khác. dBc thường được dùng mô tả khả năng của các RF components, vd: carrier power được mô tả bởi mức interference, coupling, scattering…
Ở đâu dùng dBc, ở đó có thể thay bằng dB. dBc ít được dùng đến.
----------------------------------
mối quan hệ giữa dB và dBm là như sau:X[dB] +Y [dB] = Z[dB]
X[dB]- Y[dB] = Z[dB]
X[dBm] + Y[dB] = Z[dBm]
X[dBm] - Y[dB] = Z[dBm]
X[dBm]- Y[dBm] = Z[dB]
X[dBm] + Y[dBm] = Z []

+
------------------------------------------------
Để chuyển giữa các đại lượng tính theo dB, dBm, ... bạn nên chú ý là các giá trị đó đều là giá trị so sánh theo 1 đại lượng chuẩn (reference), ví dụ dB lấy chuẩn là 1W, dBm lấy chuẩn là 1mW. Vì vậy để chuyển đổi qua lại thì cách dễ dàng nhất là chuyển về dạng tuyến tính rồi đổi ngược lại. Ví dụ 1.5dB = ? dBm. Ta chuyển 1.5dB sang W bằng 10^(1.5/10) = 1.4125W, đổi sang mW được 1412.5 mW, đổi ngược lại dBm 10*log(1412.5) = 31.5 dBm

Cách làm như vậy tuy dài nhưng không sợ sai, điều cốt yếu là bạn hiểu được những cái reference khác nhau (tuỳ mỗi lĩnh vực người ta sẽ chọn ra reference tương ứng)

Nhưng bạn cũng có thể làm cách khác nhanh hơn là dựa vào tương quan của các reference và tính chất của việc lấy logarithm, các bài toán nhân chia trong hệ tuyến tính trở thành bài toán cộng trừ trong hệ logarithm. Ví dụ A = B*1000 trong hệ tuyến tính thì trong hệ logarithm log(A) = log(B) + log(1000) nếu tính theo dB thì 10log(A) = 10log(B) + 10log(1000) = 10log(B) + 30. 
Trở lại bài toán trên reference của dB là 1W, của dBm là 1mW cho ta thấy khi muốn chuyển từ dB sang dBm bạn chỉ cần cộng thêm 30. 
Vì vậy khi bạn đã hiểu tương quan giữa các reference thì không cần đổi sang hệ tuyến tính nữa mà có thể trực tiếp làm trên hệ log.

1 chú ý nhỏ là dB còn được dùng để thể hiện tương quan giữa 2 đại lượng công suất A, B chứ không nhất thiết giữa A với 1. Lúc này nó chỉ thể hiện tương quan tỉ lệ chứ không có đơn vị. Ví dụ A = 4mW, B = 2mW -> ta nói công suất A gấp 2 lần B hoặc A lớn hơn B 3dB -> 3dB không có thứ nguyên.

Kết luận: chỉ cần hiểu đại lượng chuẩn là có thể đổi qua lại dễ dàng.

-------------------------------------
Khi đo decibel có tính "Tuyệt đối" và  "tương đối" Mặc dù các phép đo decibel luôn luôn liên quan đến một mức tham chiếu, nếu giá trị số tham khảo đó là rõ ràng và chính xác quy định, sau đó đo decibel được gọi là một "tuyệt đối" đo lường, theo ý nghĩa là các chính xác giá trị của số lượng đo có thể được phục hồi bằng cách sử dụng các công thức được trước đó.
 Ví dụ, kể từ khi dBm chỉ đo lường sức mạnh tương đối so với 1 miliwatt, 
* 0 dBm có nghĩa là không thay đổi từ 1 mW. Do đó, 0 dBm là mức công suất tương ứng với một sức mạnh của chính xác 1 mW. 
* 3 dBm là 3 dB lớn hơn 0 dBm. Như vậy, 3 dBm là mức công suất tương ứng với 103/10 1 mW, hoặc khoảng mW 2. 
* -6 DBm 6 dB có nghĩa là nhỏ hơn 0 dBm. Như vậy, -6 dBm là mức công suất tương ứng với 10-6/10 1 mW, hoặc khoảng μW 250 (0,25 mW). 
Nếu giá trị số tham khảo không phải là quy định rõ ràng, như trong được dB của bộ khuếch đại, sau đó đo decibel là hoàn toàn tương đối.

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Loạt bài tìm hiểu về Điện Thoại Di Động Phần 2-Bài 2

Bài-2: Linh Kiện Và Tín Hiệu Trong Điện Thoại Di Động
Nội dung: Bản chất của Điện thoại di động, Bản chất tín hiệu trong điện thoại di động, Bộ chuyển đổi tín hiệu Analog - Digital, Mạch điều chế và tách sóng trong IC cao trung tần, Cấu tạo của IC khuếch đại công suất phát, Cấu tạo của chuyển mạch Anten.
1. Bản chất của điện thoại di động
● Điện thoại di động ngày nay là sự kết hợp của nhiều thiết bị
- Một chiếc Radio
- Một chiếc máy phát sóng cao tần
- Một máy vi tính
- Một Camera kỹ thuật số
=> Tất cả được gói gọn và thu nhỏ trong một thiết bị nhỏ xíu nằm gọn trong lòng bàn tay .
● Nếu bạn đã hiểu được Radio, nếu bạn đã hiểu được Máy vi tính tức là bạn đã tiến gần tới chiếc điện thoại di động, vì vậy chúng tôi khuyên bạn để dễ dàng tiếp cận chương trình này bạn hãy khám phá chiếc Radio và chiếc máy vi tính trước .
2. Bản chất tín hiệu trong Điện thoại di động
                                                 Bản chất tín hiệu trong Điện thoại di động

● Tín hiệu số:
Đây là tín hiệu chỉ có hai mức điện áp "không có điện - biểu diễn bằng số 0" và " có điện biểu diễn bằng số 1 ", tín hiệu âm tần sau khi đi qua mạch chuyển đổi A - D sẽ cho ra tín hiệu số ( Digital ).
Trong điện thoại tín hiệu số là tín hiệu liên lạc giữa IC cao tần với IC mã âm tần, ngoài ra tín hiệu số là tín hiệu xử lý chính của CPU và bộ nhớ Memory .
● Tín hiệu cao tần:
Tín hiệu số được điều chế vào sóng cao tần theo phương pháp điều pha để tạo ra tín hiệu cao tần phát, tín hiệu cao tần phát có tần số từ 890MHz đến 915MHz.
Tín hiệu cao tần phát (TX) đi ra từ sau mạch điều chế trên IC cao trung tần, chúng được khuếch đại tăng công suất trước khi đưa ra Anten phát về tổng đài thông qua các trạm thu phát.
3. Bộ chuyển đổi A-D và D-A (Analog <=>Digital )
Bên trong IC mã âm tần:
● Tín hiệu tương tự - Analog
Tín hiệu Analog là tín hiệu trong tự nhiên sau khi đổi ra tín hiệu điện như tín hiệu âm tần, tín hiệu thị tần ... tín hiệu tương tự có dạng hình sin .


                                                           Tín hiệu Analog dạng hình sin

● Tín hiệu số - Digital
Tín hiệu số không có trong tự nhiên mà đây là tín hiệu do con người tạo ra, tín hiệu số chỉ có hai trạng thái:
- Có điện biểu diễn bằng số 1
- Không có điện biểu diễn bằng số 0



● Đổi tín hiệu Analog sang Digital
Mạch lấy mẫu





● Tín hiệu âm tần được lấy mẫu ở tần số khoảng 10KHz, trung bình tín hiệu thoại có tần số từ 1KHz đến 2KHz vì vậy mỗi chu kỳ tín hiệu được lấy mẫu khoảng 5 đến 10 điểm.
● Các điểm lấy mẫu sẽ đo được các giá trị từ nhỏ nhất là 0 đến lớn nhất là 255 mức. Ví dụ ở trên đo được giá trị tại các điểm là:
A = 150
B = 240
C = 225
D = 80
E = 50
F = 140
Các tín hiệu này sẽ được đổi thành tín hiệu số (Bạn xem lại cách đổi trong chương "Tổng quan" chương trình Phần cứng máy tính).
A = 150 = 1001 0110
B = 240 = 1111 0000
C = 225 = 1111 0101
D = 80 = 0101 0000
E = 50 = 0011 0010
F = 140 = 1000 1100
● Mạch điện đổi tín hiệu Analog => Digital



● Mạch điện đổi tín hiệu Digital => Analog
4. Mạch điều chế và tách sóng bên trong IC cao - trung tần.
● Mạch điều chế cao tần
Sau khi đổi từ tín hiệu Analog thành tín hiệu Digital, kết hợp với các tín hiệu điều khiển từ CPU sau đó tín hiệu số được đưa vào mạch điều chế cao tần.
10
Mạch điều chế theo phương thức điều pha, tại thời điểm tín hiệu số đổi trạng thái => sẽ biến điệu làm cho tín hiệu cao tần đổi pha 180o.



Điều chế theo phương thức điều pha
● Điều chế thành tín hiệu cao tần phát



Mạch điều chế cao tần theo phương thức điều pha nằm trong IC cao trung tần => tạo ra sóng cao tần phát
● Mạch tách sóng điều pha



Mạch tách sóng điều pha nằm trong IC cao trung tần lấy ra các tín hiệu số
5. Cấu tạo IC khuếch đại công suất phát.
Hình dáng IC khuếch đại công suất phát



                                                     Hình dáng IC khuếch đại công suất phát


        Cấu tạo của IC khuếch đại công suất phát (ở trên chỉ vễ cho một đường GSM)

IC khuếch đại công suất phát là mạch tích hợp nhiều Transistor, nếu bạn đã học phần công suất âm tần của Radio trong Điện tử cơ bản thì việc phân tích nguyên lý của mạch trên sẽ không có gì khó khăn.,
● IC khuếch đại công suất phát là linh kiện có tỷ lệ hỏng cao nhất trong số các IC của điện thoại di động, khi hỏng chúng thường làm chập nguồn V.BAT ( chập nguồn Pin )
6. Cấu tạo của chuyển mạch Anten




                                              Hình dáng của chuyển mạch Anten




                                                       Cấu tạo của chuyển mạch Anten
● Chuyển mạch Anten có một đầu vào chung là Anten thu phát, đầu ra có thể đóng sang các đường
- TX-GSM đây là đường phát cho băng sóng 900MHz
- TX-DCS đây là đường phát cho băng sóng 1800MHz
- RX-GSM đây là đường thu cho băng sóng 900MHz
- RX-DCS đây là đường thu cho băng sóng 1800MHz
● Chuyển mạch sẽ được điều khiển để đóng sang một trong 4 đường trên, có hai lệnh điều khiển chuyển mạch là VANT1 và VANT2 xuất phát từ IC cao trung tần .
● Khi hỏng chuyển mạch có thể gây mất sóng, khi đó ta có thể đấu tắt qua chuyển mạch để thử .









Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Đám mây “kẹt” ở trời Âu


1.jpg.jpg
ICTnewsNhững quy định khắt khe của EU tuy không giết chết công nghệ điện toán đám mây nhưng đang khiến cho sự phát triển của lĩnh vực này trên lãnh thổ châu Âu “ì ạch” nhất thế giới.
Trong thế giới công nghệ, điện toán đám mây đang ngày càng được thừa nhận là sự đột phá, là một cuộc cách mạng mới làm thay đổi cách thức làm việc của con người. Nói một cách khác, năng lực của con người được giải phóng khỏi mọi biên giới trong đó đặc biệt quan trọng là biên giới địa lý.
“Nhưng chúng ta vẫn chưa thể đến được đó, mặc dù tương lai này vẫn đang đến”, Eric Schmidt – Tổng giám đốc Google phát biểu tại World Mobile Congress diễn ra tại Barcelona (Tây Ban Nha) hồi tháng 2 năm nay. Trong bài phát biểu này của mình, ông Schmidt đã ám chỉ đến thực trạng công nghệ điện toán đám mây đang bị làm khó bởi những quy định ngặt nghèo về quản lý dữ liệu cá nhân của luật pháp châu Âu.
“Có những sự ngăn cấm rất khắt khe đối với lĩnh vực điện toán đám mây ở châu Âu”, Bob Lindsay, giám đốc phụ trách mảng quyền riêng tư người dùng (privacy) khu vực châu Âu của hãng công nghệ Hewlett-Packard nói, “Sự ngăn cấm này không giết chết điện toán đám mây nhưng làm cuộc cách mạng trong lĩnh vực này tiến triển một cách rất chậm chạp so với nước Mỹ”.
Hãng nghiên cứu thị trường công nghệ Gartner mới đây cũng đưa ra những dự báo về sự phát triển của điện toán đám mây toàn cầu trong đó khẳng định lĩnh vực này sẽ có tốc độ tăng trưởng khoảng 17% trong năm 2010 và đạt doanh thu 68,3 tỷ USD so với mức 58,6 tỷ USD năm 2009. Cũng theo Gartner, khoảng một nửa số doanh thu này xuất phát từ mảng quảng cáo trực tuyến hay cụ thể hơn là quảng cáo được tùy biến theo từng đối tượng người dùng dựa trên sự theo dõi thói quen lướt web của mỗi cá nhân. Để phát triển lĩnh vực này, sự thu thập thông tin về hành vi người dùng trên môi trường mạng là điều không thể thiếu nhưng với quy định của luật pháp châu Âu, điều này là gần như không thể.
Doanh thu của các dịch vụ điện toán đám mây toàn cầu sẽ tăng lên gần gấp đôi vào năm 2012 và đạt 102,1 tỷ USD, Gartner dự báo tiếp. Nhưng tại châu Âu, doanh thu của lĩnh vực này sẽ vẫn chỉ đạt khoảng 18 tỷ USD – một tỷ lệ quá thấp so với cả thế giới trong khi đó lại là khu vực với 27 quốc gia thành viên và tập trung một số nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, thậm chí còn lớn hơn cả nền kinh tế Mỹ.
Đối mặt với những cản trở này ở châu Âu, một số doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này của Mỹ như Microsoft, Google, HP hay Oracle… đang ráo riết tổ chức những chiến dịch vận động hàng lang nhằm thuyết phục các nhà làm luật châu Âu nới lỏng các quy định về di chuyển dữ liệu trong và ngoài khối. Song song với đó, các hãng công nghệ này cũng đang nghiên cứu những giải pháp mới nhằm phát triển điện toán đám mây “mang màu sắc châu Âu” dành riêng cho thị trường này.
Tại châu Âu, các quy định của luật pháp về phạm trù “thông tin cá nhân” rộng hơn rất nhiều so với Mỹ và nhiều quốc gia khác như tên tuổi, địa chỉ và số điện thoại trong danh bạ công cộng cũng thuộc phạm vi quản lý và nghiêm cấm trao đổi, đặc biệt là việc chuyển các thông tin này ra ngoài phạm vi lãnh thổ châu Âu. Chưa hết, EU chỉ chấp thuận cho một số ít các doanh nghiệp mang quốc tịch Mỹ, Canada và Argentina được quyền cung cấp dịch vụ điện toán đám mây trên lãnh thổ của họ trong khi Ấn Độ hay Malaysia vẫn đang “chờ được cấp phép”. Với các doanh nghiệp đã được cấp phép, khi triển khai họ còn phải thực thi vô số những cam kết khác xung quanh vấn đề bảo vệ dữ liệu. Điều này khiến doanh nghiệp kêu trời vì phải chịu thêm những chi phí phát sinh không nhỏ trong đó có cả việc tốn kém thời gian do phải tuân thủ theo cả những quy định rất bất cập được ra đời từ năm 1995 – thời điểm Internet còn đang rất sơ khai trên thế giới.
Trong khi chưa có bất kỳ một cam kết hay dấu hiệu nào cho thấy các nhà quản lý châu Âu sẽ nới lỏng quy định của mình thì các doanh nghiệp của khối này lại tỏ ra “chẳng việc gì phải vội vàng” bởi họ vẫn đang đầu tư nhiều triệu euro vào các hệ thống điện toán nội bộ, nhân lực…
Lương Hương
Girls Generation - Korean