TS. Norio Iriguchi: "Trong 12 tháng từ khi đăng ký bản quyền sáng chế tại Việt Nam, chủ sở hữu nếu tiếp tục đăng ký tại Nhật vẫn được tính bằng ngày đăng ký tại Việt Nam" |
Trong khi đó, theo TS. Norio Iriguchi, thuộc tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), công nghệ hay môt quy trình công nghệ mới có đăng ký có thể mang đến nhiều lợi nhuận cho chính nhà nghiên cứu.
Ông cho biết, hồi tháng 7/2011, IBM đã kiếm được hàng tỷ USD khi bán cho Google 1023 bằng sáng chế. Trong tháng 9/2011, Microsoft kiếm bộn tiền bản quyền sáng chế từ Acer và ViewSonic…
Để có thể chuyển hóa thành lợi nhuận từ bằng sáng chế, ông Ngô Đức Chí, Tổng giám đốc Công ty Global Cybersoft, cho rằng chủ sở hữu phải biết cách truyền thông về sản phẩm của mình.
Thông thường các công ty nước ngoài rất thận trọng khi mua bằng sáng chế. Chủ sở hữu đôi khi phải quảng bá, thông báo tìm công ty quan tâm; công bố về nghiên cứu thành công của mình qua các hội thảo...
Để bảo vệ bằng sáng chế trên toàn thế giới, chủ sở hữu nên đăng ký ở nhiều quốc gia khác nhau hoặc đăng ký tại tổ chức của Liên Hiệp Quốc. Luật pháp về đăng lý bằng sáng chế của mỗi nước chỉ có hiệu lực trong khuôn khổ của nước đó.
Ông Norio Iriguchi cho hay cách đây 2 năm, một công ty Ấn Độ đã ứng dụng một bằng sáng chế của Việt Nam được đăng ký ở Châu Âu. Tuy nhiên do chủ sở hữu chưa đăng ký ở Ấn Độ nên công ty này đã sử dụng hoàn toàn miễn phí tại Ấn Độ.
Trong khi đó, nếu chủ sở hữu đăng ký bản quyền sáng chế ở mọi nơi trên thế giới thì không ai được phép sử dụng khi chủ sở hữu chưa cho phép. Công ty Ấn Độ nói trên sẽ bị truy cứu và phải bồi thường những khoản lợi nhuận mà họ có được khi sử dụng sáng chế đó.
Theo PCWorld
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét