Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Loài người còn tồn tại được bao lâu nữa?

Khoa học đang tiến gần tới khám phá cách thức và thời điểm con người có thể bị diệt vong. Kể từ khi sự sống hình thành trên trên Trái đất khoảng 3,5 tỷ năm trước, nguy cơ hủy diệt cũng đã bắt đầu xuất hiện. Trên hành tinh của chúng ta, sự tuyệt chủng là một quy phạm trong đó có 4 tỷ loài đã tiến hóa và 99% số đó bị tuyệt chủng.

Thiên nhiên nổi giận chỉ là chuyện viễn tưởng

Trong những năm qua, khán giả đặc biệt quan tâm tới những bộ phim về thảm họa thiên nhiên liên quan tới ngày tàn của thế giới như trong “28 Days Later” (tạm dịch: 28 ngày sau) của đạo diễn Danny Boyle xoay quanh một loại virus gây ra căn bệnh truyền nhiễm bùng phát trên toàn nước Anh, đẩy nền văn minh nhân loại vào nguy cơ tuyệt diệt; hay một tiểu hành tinh đe dọa tới sự tồn tại của trái đất trong phim Deep Impact and Armageddon (tạm dịch: Thảm họa kinh hoàng) và cả hiện tượng biến đổi khí hậu trong The Day After Tomorrow (tạm dịch: Ngày tận thế).

Loài người còn tồn tại được bao lâu nữa?

Ngày tận thế với nguyên nhân là một vụ va chạm với thiên thạch gần như chỉ có trong tưởng tượng. (Ảnh minh họa)

Kể từ khi sự sống hình thành trên trên Trái đất khoảng 3,5 tỷ năm trước, nguy cơ hủy diệt cũng đã bắt đầu xuất hiện. Trên hành tinh của chúng ta, sự tuyệt chủng là một quy phạm trong đó có 4 tỷ loài đã tiến hóa và 99% số đó bị tuyệt chủng.Trong thực tế, chúng ta sẽ không thể biết, bằng cách nào và khi nào trái đất (con người) sẽ biến mất hoàn toàn. Việc dự đoán cho sự kiện này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Tuy nhiên, khi nhìn qua ống kính của giới khoa học Ngày tận thế trở nên "thú vị" hơn rất nhiều.

Đặc biệt, trong 500 triệu năm qua, đã có 5 giai đoạn tốc độ tuyệt chủng của các loài đã tăng lên. Không ai biết chắc chắn cái gì đã biến trái đất không phải là sống lý tưởng cho sinh vật, khi mà hơn 75% các loài hiện hữu đã biến mất.

Theo kịch bản về ngày tận thế của Hollywood, một tiểu hành tinh đủ lớn sẽ đâm vào trái đất, gây ra các trận động đất và sóng thần lớn trên toàn thế giới. Lượng bụi trong không khí đủ lớn để che khuất ánh nắng mặt trời trong nhiều năm. Kết quả là nguồn thức ăn trên thế giới sẽ bị phá hủy, dẫn đến nạn đói. Trước đây, hiện tượng này đã xảy ra với loài khủng long (cùng với hơn một nửa các loài khác trên trái đất) bị xóa sổ từ 65 triệu năm trước bởi một tiểu hành tinh rộng 10km đã đâm vào khu vực quanh Mexico.

Monica Grady, chuyên gia nghiên cứu thiên thạch tại Đại học Mở (Anh) cho biết, câu hỏi đặt ra là khi nào một vật thể gần trái đất (NEO) sẽ va chạm với hành tinh của chúng ta bởi nhiều vật thể mang kích cỡ nhỏ hơn đã bị vỡ vụn khi tiến gần tới bầu khí quyển của trái đất, mà không tạo ra bất cứ ảnh hưởng nào.

Tuy nhiên, cứ vài trăm ngàn năm lại có một NEO rộng hơn 1km va chạm với trái đất. Và cứ hàng trăm triệu năm lại có một NEO rộng hơn 6km va chạm với trái đất, gây nạn tuyệt chủng hàng loạt.

Loài người còn tồn tại được bao lâu nữa?

... Nếu có, cũng phải vài trăm triệu năm mới xảy ra một lần.

Một nguy cơ khác đe dọa tới sự sống còn của trái đất chính là các thảm họa tự nhiên như sự thay đổi đột ngột của khí hậu hay các vụ phun trào núi lửa lớn. Tất cả những yếu tố này tạo ra thảm họa toàn cầu, quét sạch sự sống trên hành tinh.

Ngoài ra, những mối đe dọa từ vũ trụ luôn tồn tại song song với sự sống của trái đất như sự va chạm của thiên hà Milky Way của chúng ta với thiên hà Andromeda hay sự xuất hiện của hố đen. Thông thường, chúng ta dường như không thể làm gì để ngăn chặn những mối đe dọa trên ngay cả khi chúng ta biết những mối nguy hiểm này tồn tại, ngoại trừ việc tìm ra cách để tồn tại khi thảm họa xảy ra.

Con người mới là thủ phạm

Nhưng trong thực tế, mối đe dọa lớn nhất với con người lại xuất phát từ chính hoạt động thường ngày của họ. Trong lịch sử trái đất, con người là loài duy nhất có khả năng tái tạo thế giới cũng như phá hủy nó.

Theo tiến sỹ Nick Bostrom, Giám đốc Viện Tương lai nhân loại tại Đại học Oxford viết trong ấn phẩm Global Agenda của Diễn đàn Kinh tế thế giới, những mối nguy hiểm từ bên ngoài như sao chổi hay thiên thạch chỉ là những nguy cơ "có liên quan tới các hiện tượng tiểu thuyết viễn tưởng" và thực tế là chúng cực kỳ hiếm khi xảy ra trong khi những mối nguy rất hiện hữu như biến đổi khí hậu, nạn ô nhiễm môi trường, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vũ khí hạt nhân lại chưa được quan tâm đúng mức.

Loài người còn tồn tại được bao lâu nữa?

Tương lai của Trái Đất hay sự diệt vong của loài người chủ yếu phụ thuộc vào chính...

con người.

Trong khi đó, công nghệ nano, sinh học tổng hợp và biến đổi gen tạo ra viễn cảnh cung cấp cho con người nguồn thức ăn dồi dào hơn, các loại thuốc an toàn hơn và một thế giới sạch hơn, nhưng nó sẽ phản tác dụng nếu chúng ta áp dụng sai công nghệ hoặc không tính tới những hậu quả tiềm ẩn từ việc áp dụng nó.

Loài người còn tồn tại bao nhiêu năm nữa?

Martin Rees, nhà thiên văn học người Anh đã cảnh báo trong cuốn sách “Our Final Century?” (tạm dịch: Đây là thế kỷ cuối của loài người?" được xuất bản năm 2003 rằng, khả năng tồn tại của nền văn minh nhân loại tới năm 2100 là không quá 50% do tác động của công nghệ toàn cầu như nạn khủng bố sinh học và công nghệ nano phân tử.

Mối nguy hiểm tiềm năng tiếp theo phải kể đến chính từ những thành tựu vang dội trong quá khứ. Xã hội của chúng ta đang kết nối và vi tính hóa rộng hơn bao giờ hết. Nó giúp thúc đẩy ngành thương mại, tiếp cận kho tri thức, giáo dục, truyền thông. Nhưng chính những mối liên kết trên có thể làm virus lây lan một cách nhanh nhất. Chỉ cần một lỗi trong hệ thống kỹ thuật số tại Mỹ cũng có thể ảnh hưởng tới Trung Quốc hoặc Úc chỉ trong vài giây.

Thật là mỉa mai khi cho rằng cái bóng của những mối nguy hiểm tiềm ẩn đang che mờ những kiến thức của chúng ta về vũ trụ.

Isaac Newton từng tin rằng ngày tận thế sẽ xảy ra vào thế kỷ 21, hay một cuộc chiến sẽ nhấn chìm nhiều quốc gia trong biển máu nhưng chưa ai dự đoán ngày tàn của thế giới lại bắt nguồn từ bom hạt nhân, hố đen, hay mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu.

Jason Matheny, nhà quản lý chương trình Dự án nghiên cứu tình báo của chính phủ Mỹ đã thường xuyên xem xét những nguy cơ tiềm năng đe dọa con người. Trong bản báo cáo "Risk Analysis" (tạm dịch: Phân tích rủi ro) năm 2007, ông đã đề cập tới sự hủy diệt không tránh khỏi của mặt trời.

Trong một tỷ năm, mặt trời sẽ bắt đầu giai đoạn nóng nhất, khiến nhiệt độ mặt đất tăng lên trên 1.000 độ, đun nóng bầu khí quyển, hình thành một tinh vân hành tinh, khiến trái đất trở nên khắc nghiệt hơn với sự sống. Nếu chúng ta xâm chiếm các hệ năng lượng mặt trời khác, chúng ta có thể tồn tại lâu hơn cả mặt trời, thêm 100 nghìn tỷ năm.

Nhưng dường như con người không thể sống lâu như vậy bởi người thông tuệ cũng chỉ sống được 200.000 năm và giống người đứng thẳng – họ hàng gần nhất với con người tồn tại khoảng 1,8 triệu năm, trong đó thời gian sống trung bình của các loài động vật có vú là khoảng 2,2 triệu năm.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới 2006, xem xét các thảm họa toàn cầu, tiến sĩ Bostrom đã đưa ra lời khuyên rằng, với những mối rủi ro hiện hữu, thách thức đặt ra cho chúng ta không phải là phớt lờ chúng hay xem xét chúng trong nỗi thất vọng, mà cần phải tìm hiểu và tiến hành những phương pháp tốt nhất để bảo vệ trái đất an toàn hơn.


Theo Guardian


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean