Vietnamnet-Jobs - CEO của Apple, Jobs - nhà công nghệ và nhà tương lai học, Jobs - nhà phát minh và nhà sáng chế đại tài, người có tài phù phép những ý tưởng thô mộc thành những sản phẩm bom tấn mà người dùng mê mẩn, tôn thờ, không ngần ngại bỏ tiền ra mua? Thật khó để xác định chính xác Steve Jobs là ai, bởi tất cả những danh xưng ấy với ông đều đúng.
Nhưng phẩm chất quan trọng nhất khiến Jobs khác biệt với tất cả những người khác, khiến Apple là Apple của ngày nay, chính là một năng khiếu bẩm sinh: Jobs luôn biết trước chúng ta muốn gì. Đúng vậy, trước cả khi chúng ta biết là chúng ta muốn điều đó. Nhiều người nói rằng, Jobs không chỉ dẫn dắt thị trường, dẫn dắt các đối thủ mà ông còn dẫn dắt người dùng đi theo đúng hướng mà mình muốn.
Ngay từ những ngày đầu thành lập nên Apple trong căn garage tồi tàn cùng người bạn nối khố Steve Wozniak, Jobs đã vượt trước chúng ta nửa bước. Ông không chỉ phát minh, sáng chế, sáng tạo và nghiền ngẫm cách tiếp thị những sản phẩm đó sao cho hiệu quả nhất, mà Jobs đã suy nghĩ đến việc phải xây dựng "một lối sống" xung quanh sản phẩm. Có thể nhìn thấy rõ chân lý này trong các sản phẩm bom tấn của Apple, từ chiếc máy nghe nhạc iPod, máy tính iMac cho đến con dế iPhone và gần đây nhất là máy tính bảng iPad. Tất cả chúng đều hướng đến một "lối sống", một "phong cách sống" sành điệu, thời thượng nhưng tiện dụng, đủ đơn giản để chinh phục những người dùng "A,b,c" nhất về công nghệ. Những sản phẩm của Apple có một vẻ đẹp và sự hấp dẫn theo đúng nghĩa đen. iPod thậm chí có thể đeo như trang sức. Trước Jobs, chưa ai dám nghĩ việc nhìn thấy dây tai nghe lủng lẳng từ tai người khác là một sự "sành điệu".
Cũng trước Steve Jobs, rất nhiều hãng công nghệ quan niệm rằng, hơn thua nhau là ở cấu hình, tính năng của sản phẩm. Sony Ericsson đã từng tung ra những thiết kế điện thoại chật ních tính năng nhưng dày cộp và rất khó sử dụng. Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp phương châm ấy ở Apple.
Những thất bại và thành công của Apple đều nổi tiếng, nhưng có một điều chắc chắn: mọi ý tưởng như được kích áp khi đi qua "trạm điện" là đầu óc của Jobs.
Chương rực rỡ nhất trong đời
Chương ấn tượng nhất và đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Jobs là những năm tháng gần cuối đời ông, khi một chuỗi các sản phẩm thành công, bất khả chiến bại lần lượt ra mắt. iPod, iPhone, iPad đã làm thay đổi ngành công nghiệp truyền thông số, điện tử và PC vĩnh viễn. Cách ông tiếp thị và bán sản phẩm thông qua các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, thông minh, cùng với hệ thống cửa hàng bán lẻ hoành tráng, hiện đại đã giúp biến Apple thành một hiện tượng văn hóa đại chúng toàn cầu.
Ngay từ đầu, Jobs đã tuyên bố triết lý sáng tạo sản phẩm của mình là "sự giao thoa của nghệ thuật và công nghệ". Bằng việc hiện thực hóa triết lý này, ông đã biến Apple thành hãng có giá trị thị trường lớn nhất thế giới với 350 tỷ USD.
Dưới thời Jobs, Apple đã trở thành kênh bán lẻ nhạc số lớn nhất thế giới. Ông là nhân vật chính làm thay đổi cách sử dụng Internet của chúng ta hiện nay, cũng như cách chúng ta nghe nhạc, xem TV, xem phim và đọc sách. "Bất chấp tất cả những gì Jobs đã đạt được, tôi vẫn có cảm giác như ông ấy chỉ vừa mới bắt đầu", Giám đốc điều hành CEO của Disney mô tả về Jobs. Ở con người Jobs, năng lượng và khả năng sáng tạo, suy nghĩ khác biệt không bao giờ cạn.
Jobs cũng để lại rất nhiều "truyền thuyết" về phong cách lãnh đạo khác thường của mình, chẳng hạn như ông có thói quen gọi ý tưởng của nhân viên là "ngu ngốc" khi không ưng một điểm nào đó. Ông thậm chí còn thích gây gổ hơn với những đối thủ như Microsoft, Google hay Amazon.com. Khi Adobe System mở một chiến dịch truyền thông đả phá Apple vì không hỗ trợ định dạng video Adobe Flash trong iPhone và iPad hồi tháng 4 năm ngoái, Jobs đã viết hẳn một bài luận 1600 chữ để giải thích vì sao phần mềm này bị coi là lạc hậu và không đủ tiêu chuẩn dùng cho thiết bị di động.
Ông luôn áp đặt những tiêu chuẩn không-bao-giờ-nhân-nhượng dành cho phần cứng và phần mềm của hãng và săm soi tới từng chi tiết nhỏ. Ông cũng nổi tiếng là người yêu cầu nhân viên giữ bí mật tuyệt đối, nhất là trước những đợt phát hành sản phẩm mới.
Một cựu kỹ sư của Apple từng nói, Jobs là người bị ám ảnh bởi thẩm mỹ và mỹ học đến mức cực đoan. Không chỉ muốn thiết kế nên những sản phẩm đẹp mắt bên ngoài, ông thậm chí còn muốn phần ruột bên trong của máy tính Mac cũng phải... hấp dẫn. Lấy thí dụ, các dây nối bên trong sẽ phải có đủ màu đúng như logo cầu vồng thưở ban đầu của Apple.
Trong những lần bước lên sân khấu diễn thuyết, Jobs cũng thích thể hiện phong cách của một nghệ sĩ hơn là một quan chức lãnh đạo. Hiếm khi nào người ta thấy ông không mặc quần jeans Levi's, áo cổ lọ đen và đi giày chạy New Balance. Những người quen biết Jobs đều nói, một trong những lý do khiến ông có thể sáng tạo không ngừng, là vì ông không bao giờ ngó ngàng tới những lời khen trong quá khứ. Không những thế, ông còn yêu cầu nhân viên của mình cũng phải giống vậy.
Thậm chí, trong bài diễn văn tốt nghiệp Đại học Stanford vào tháng 6/2005, Jobs đã nói: "Luôn nhớ rằng mình sẽ chết là cách tốt nhất để tôi tránh được cái bẫy tư duy rằng mình có gì đó để mất".
Jobs và các huyền thoại
Vai trò và vị trí của Steve Jobs ở Apple cũng giống như Bill Gates của Microsoft hay Mark Zuckerberg ở Facebook. Hãy nghĩ về IBM, một trong những công ty giàu ảnh hưởng nhất thế kỷ 20: IBM là một gã khổng lồ, thống trị thị trường điện toán dịch vụ và giải pháp nhưng lại thiếu vắng một nhân vật hình tượng. Vì thế, vị trí của IBM trong văn hóa đại chúng không bao giờ so sánh được với Apple hay Facebook.
Ai đó đã so sánh Jobs với các huyền thoại trong quá khứ. Với Thomas Edison, bậc thầy về phát minh của Mỹ: đúng, nhưng chưa đủ bởi Edison không hiểu tầm quan trọng của giao diện thanh nhã. Có lẽ Jobs giống với hai lão thành "tiên phong" của làng truyền hình David Sarnoff và Bill Paley hơn cả, bởi họ cùng nhận ra mình phải thống trị truyền thông như thế nào. "Câu hỏi nên là một hãng truyền thông hay một hãng công nghệ đã quá lỗi thời, Truyền thông chính là công nghệ, và công nghệ chính là truyền thông", chuyên gia truyền thông Dale Peskin nhận định. Và điều đó thể hiện không đâu rõ hơn là ở Apple.
Khi Jobs công bố iPhone vào năm 2007, ông đã giúp người dùng nhận ra 3 chức năng cơ bản mà họ muốn có: máy nghe nhạc số, điện thoại di động và thiết bị truy cập Internet. iPhone chính là cả 3 thiết bị này gộp lại. Không chỉ muốn kiếm tiền từ những sản phẩm mình làm ra, Apple còn là bậc thầy trong việc kiếm tiền từ những sáng tạo của người khác - một cách hợp pháp, tất nhiên. Vì thế mà hãng mới trở thành nhà phát hành và phân phối nội dung. Bạn tải ứng dụng đọc báo The New York Times về điện thoại ư? Apple sẽ kiếm được tiền. Bạn nghe nhạc Beatles trên iPhone, Apple cũng kiếm được tiền. Bạn mua ứng dụng từ App Store: đương nhiên là Apple có tiền bỏ túi.
Jobs khiến người ta tin thứ mà ông ấy tạo ra chính là thứ họ muốn, họ khao khát. Ông ấy thuyết phục được chúng ta rằng không có sản phẩm ấy, chúng ta sẽ không tài nào sống được. Rồi Apple chỉ việc đóng gói và bán.
Đến đây, lại có người hỏi lại: vậy rút cuộc Jobs là ai? Nhà phát minh? Nhà chiến lược? Người bán hàng? Nghệ sĩ giải trí? Câu trả lời là: Không ai cả. Cũng giống như các thiết bị mà ông tạo ra, Steve Jobs là một "phương tiện" đưa chúng ta tới các đích đến khác. Đó chính là điểm khiến ông khác biệt. Dù ông đã ra đi, nhưng tương lai mà ông mường tượng vẫn trong tay chúng ta - theo đúng nghĩa đen
Nhưng phẩm chất quan trọng nhất khiến Jobs khác biệt với tất cả những người khác, khiến Apple là Apple của ngày nay, chính là một năng khiếu bẩm sinh: Jobs luôn biết trước chúng ta muốn gì. Đúng vậy, trước cả khi chúng ta biết là chúng ta muốn điều đó. Nhiều người nói rằng, Jobs không chỉ dẫn dắt thị trường, dẫn dắt các đối thủ mà ông còn dẫn dắt người dùng đi theo đúng hướng mà mình muốn.
Ngay từ những ngày đầu thành lập nên Apple trong căn garage tồi tàn cùng người bạn nối khố Steve Wozniak, Jobs đã vượt trước chúng ta nửa bước. Ông không chỉ phát minh, sáng chế, sáng tạo và nghiền ngẫm cách tiếp thị những sản phẩm đó sao cho hiệu quả nhất, mà Jobs đã suy nghĩ đến việc phải xây dựng "một lối sống" xung quanh sản phẩm. Có thể nhìn thấy rõ chân lý này trong các sản phẩm bom tấn của Apple, từ chiếc máy nghe nhạc iPod, máy tính iMac cho đến con dế iPhone và gần đây nhất là máy tính bảng iPad. Tất cả chúng đều hướng đến một "lối sống", một "phong cách sống" sành điệu, thời thượng nhưng tiện dụng, đủ đơn giản để chinh phục những người dùng "A,b,c" nhất về công nghệ. Những sản phẩm của Apple có một vẻ đẹp và sự hấp dẫn theo đúng nghĩa đen. iPod thậm chí có thể đeo như trang sức. Trước Jobs, chưa ai dám nghĩ việc nhìn thấy dây tai nghe lủng lẳng từ tai người khác là một sự "sành điệu".
Cũng trước Steve Jobs, rất nhiều hãng công nghệ quan niệm rằng, hơn thua nhau là ở cấu hình, tính năng của sản phẩm. Sony Ericsson đã từng tung ra những thiết kế điện thoại chật ních tính năng nhưng dày cộp và rất khó sử dụng. Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp phương châm ấy ở Apple.
Những thất bại và thành công của Apple đều nổi tiếng, nhưng có một điều chắc chắn: mọi ý tưởng như được kích áp khi đi qua "trạm điện" là đầu óc của Jobs.
Chương rực rỡ nhất trong đời
Chương ấn tượng nhất và đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Jobs là những năm tháng gần cuối đời ông, khi một chuỗi các sản phẩm thành công, bất khả chiến bại lần lượt ra mắt. iPod, iPhone, iPad đã làm thay đổi ngành công nghiệp truyền thông số, điện tử và PC vĩnh viễn. Cách ông tiếp thị và bán sản phẩm thông qua các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, thông minh, cùng với hệ thống cửa hàng bán lẻ hoành tráng, hiện đại đã giúp biến Apple thành một hiện tượng văn hóa đại chúng toàn cầu.
Ngay từ đầu, Jobs đã tuyên bố triết lý sáng tạo sản phẩm của mình là "sự giao thoa của nghệ thuật và công nghệ". Bằng việc hiện thực hóa triết lý này, ông đã biến Apple thành hãng có giá trị thị trường lớn nhất thế giới với 350 tỷ USD.
Dưới thời Jobs, Apple đã trở thành kênh bán lẻ nhạc số lớn nhất thế giới. Ông là nhân vật chính làm thay đổi cách sử dụng Internet của chúng ta hiện nay, cũng như cách chúng ta nghe nhạc, xem TV, xem phim và đọc sách. "Bất chấp tất cả những gì Jobs đã đạt được, tôi vẫn có cảm giác như ông ấy chỉ vừa mới bắt đầu", Giám đốc điều hành CEO của Disney mô tả về Jobs. Ở con người Jobs, năng lượng và khả năng sáng tạo, suy nghĩ khác biệt không bao giờ cạn.
Jobs cũng để lại rất nhiều "truyền thuyết" về phong cách lãnh đạo khác thường của mình, chẳng hạn như ông có thói quen gọi ý tưởng của nhân viên là "ngu ngốc" khi không ưng một điểm nào đó. Ông thậm chí còn thích gây gổ hơn với những đối thủ như Microsoft, Google hay Amazon.com. Khi Adobe System mở một chiến dịch truyền thông đả phá Apple vì không hỗ trợ định dạng video Adobe Flash trong iPhone và iPad hồi tháng 4 năm ngoái, Jobs đã viết hẳn một bài luận 1600 chữ để giải thích vì sao phần mềm này bị coi là lạc hậu và không đủ tiêu chuẩn dùng cho thiết bị di động.
Ông luôn áp đặt những tiêu chuẩn không-bao-giờ-nhân-nhượng dành cho phần cứng và phần mềm của hãng và săm soi tới từng chi tiết nhỏ. Ông cũng nổi tiếng là người yêu cầu nhân viên giữ bí mật tuyệt đối, nhất là trước những đợt phát hành sản phẩm mới.
Một cựu kỹ sư của Apple từng nói, Jobs là người bị ám ảnh bởi thẩm mỹ và mỹ học đến mức cực đoan. Không chỉ muốn thiết kế nên những sản phẩm đẹp mắt bên ngoài, ông thậm chí còn muốn phần ruột bên trong của máy tính Mac cũng phải... hấp dẫn. Lấy thí dụ, các dây nối bên trong sẽ phải có đủ màu đúng như logo cầu vồng thưở ban đầu của Apple.
Trong những lần bước lên sân khấu diễn thuyết, Jobs cũng thích thể hiện phong cách của một nghệ sĩ hơn là một quan chức lãnh đạo. Hiếm khi nào người ta thấy ông không mặc quần jeans Levi's, áo cổ lọ đen và đi giày chạy New Balance. Những người quen biết Jobs đều nói, một trong những lý do khiến ông có thể sáng tạo không ngừng, là vì ông không bao giờ ngó ngàng tới những lời khen trong quá khứ. Không những thế, ông còn yêu cầu nhân viên của mình cũng phải giống vậy.
Thậm chí, trong bài diễn văn tốt nghiệp Đại học Stanford vào tháng 6/2005, Jobs đã nói: "Luôn nhớ rằng mình sẽ chết là cách tốt nhất để tôi tránh được cái bẫy tư duy rằng mình có gì đó để mất".
Jobs và các huyền thoại
Vai trò và vị trí của Steve Jobs ở Apple cũng giống như Bill Gates của Microsoft hay Mark Zuckerberg ở Facebook. Hãy nghĩ về IBM, một trong những công ty giàu ảnh hưởng nhất thế kỷ 20: IBM là một gã khổng lồ, thống trị thị trường điện toán dịch vụ và giải pháp nhưng lại thiếu vắng một nhân vật hình tượng. Vì thế, vị trí của IBM trong văn hóa đại chúng không bao giờ so sánh được với Apple hay Facebook.
Ai đó đã so sánh Jobs với các huyền thoại trong quá khứ. Với Thomas Edison, bậc thầy về phát minh của Mỹ: đúng, nhưng chưa đủ bởi Edison không hiểu tầm quan trọng của giao diện thanh nhã. Có lẽ Jobs giống với hai lão thành "tiên phong" của làng truyền hình David Sarnoff và Bill Paley hơn cả, bởi họ cùng nhận ra mình phải thống trị truyền thông như thế nào. "Câu hỏi nên là một hãng truyền thông hay một hãng công nghệ đã quá lỗi thời, Truyền thông chính là công nghệ, và công nghệ chính là truyền thông", chuyên gia truyền thông Dale Peskin nhận định. Và điều đó thể hiện không đâu rõ hơn là ở Apple.
Khi Jobs công bố iPhone vào năm 2007, ông đã giúp người dùng nhận ra 3 chức năng cơ bản mà họ muốn có: máy nghe nhạc số, điện thoại di động và thiết bị truy cập Internet. iPhone chính là cả 3 thiết bị này gộp lại. Không chỉ muốn kiếm tiền từ những sản phẩm mình làm ra, Apple còn là bậc thầy trong việc kiếm tiền từ những sáng tạo của người khác - một cách hợp pháp, tất nhiên. Vì thế mà hãng mới trở thành nhà phát hành và phân phối nội dung. Bạn tải ứng dụng đọc báo The New York Times về điện thoại ư? Apple sẽ kiếm được tiền. Bạn nghe nhạc Beatles trên iPhone, Apple cũng kiếm được tiền. Bạn mua ứng dụng từ App Store: đương nhiên là Apple có tiền bỏ túi.
Jobs khiến người ta tin thứ mà ông ấy tạo ra chính là thứ họ muốn, họ khao khát. Ông ấy thuyết phục được chúng ta rằng không có sản phẩm ấy, chúng ta sẽ không tài nào sống được. Rồi Apple chỉ việc đóng gói và bán.
Đến đây, lại có người hỏi lại: vậy rút cuộc Jobs là ai? Nhà phát minh? Nhà chiến lược? Người bán hàng? Nghệ sĩ giải trí? Câu trả lời là: Không ai cả. Cũng giống như các thiết bị mà ông tạo ra, Steve Jobs là một "phương tiện" đưa chúng ta tới các đích đến khác. Đó chính là điểm khiến ông khác biệt. Dù ông đã ra đi, nhưng tương lai mà ông mường tượng vẫn trong tay chúng ta - theo đúng nghĩa đen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét