Không ít người thường nghĩ rằng trí óc là thứ sẵn có xuất hiện trong đầu, có mầm mống (dù nhiều hay ít) ở mỗi cá nhân trong điều kiện độc lập suy nghĩ. Tuy nhiên, bằng chứng từ các nghiên cứu tâm lý lại cho thấy trí thông minh phần lớn đến từ cách chúng ta phối hợp với người khác và với môi trường xung quanh.
Một nghiên cứu về bộ nhớ của tác giả Daniel Wegner thuộc Đại học Harvard đã phần nào cung cấp ví dụ cho hiệu ứng này. Đầu tiên Daniel Wegner chọn ngẫu nhiên các cặp đôi (bạn bè, người thân) và yêu cầu họ thực hiện một bài kiểm tra ghi nhớ trong phòng thí nghiệm. Một nửa số cặp được thực hành cùng nhau (nhóm 1) và nửa còn lại được sắp xếp với một người không quen biết (nhóm 2). Sau đó, cả hai nhóm tiến hành nhẩm một danh sách các từ khóa. Kết quả, những cặp thuộc nhóm 1 có thể nhớ được nhiều hơn, cho dù kiểm tra theo cá nhân hay theo cặp.
Một nghiên cứu về bộ nhớ của tác giả Daniel Wegner thuộc Đại học Harvard đã phần nào cung cấp ví dụ cho hiệu ứng này. Đầu tiên Daniel Wegner chọn ngẫu nhiên các cặp đôi (bạn bè, người thân) và yêu cầu họ thực hiện một bài kiểm tra ghi nhớ trong phòng thí nghiệm. Một nửa số cặp được thực hành cùng nhau (nhóm 1) và nửa còn lại được sắp xếp với một người không quen biết (nhóm 2). Sau đó, cả hai nhóm tiến hành nhẩm một danh sách các từ khóa. Kết quả, những cặp thuộc nhóm 1 có thể nhớ được nhiều hơn, cho dù kiểm tra theo cá nhân hay theo cặp.
Giải thích điều này, Wegner cho biết chìa khóa nằm ở sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cặp đã có mối quan hệ thân quen từ trước. Giữa họ có sự thỏa thuận ngầm phân chia công việc, ví dụ trong khi người này nhớ những từ liên quan đến công nghệ thì người kia sẽ nhớ từ về thể thao. Bằng cách đó, mỗi cá nhân có thể tập trung vào nhiệm vụ của mình, khiến họ vượt trội so với cặp không quen khác, vốn tồn tại tư tưởng lệ thuộc nhau (chứ không phối hợp).
Như vậy, ý nghĩa rộng hơn của nghiên cứu trên là nhấn mạnh việc thay vì buộc phải dựa vào những cái có sẵn, chúng ta có thể chia sẻ kiến thức, từ đó làm đầy thêm vốn hiểu biết phục vụ cho quá trình phát minh, sáng tạo... Có bộ óc hoạt động theo cách này là một trong những điểm mạnh của loài người.
Tuy nhiên, sự nổi lên của Google, Wikipedia và nhiều công cụ trực tuyến khác những năm gần đây đã khiến các chuyên gia phải đặt câu hỏi về tác động của chúng lên bộ não chúng ta.
Chỉ cần thao tác đơn giản gõ từ tìm kiếm, chẳng hạn "Ai đã đóng vai James Bond trong loạt phim 007?", kết quả sẽ nhanh chóng xuất hiện với câu trả lời là Sean Connery, George Lazenby, Roger Moore, Timothy Dalton, Pierce Brosnan và Daniel Craig… Tất cả những gì cần quan tâm chỉ là làm thế nào để truy cập thông tin một cách nhanh nhất mà chẳng cần nhọc công suy nghĩ.
Internet cung cấp nhiều tính năng chia sẻ kiến thức, là một kho dữ liệu có thể trả lời thắc mắc cho tất cả mọi người. Với tình trạng sử dụng như hiện nay, các chuyên gia bày tỏ lo ngại về việc có hay không internet đang dần sắp xếp lại hệ thống dây thần kinh trong bộ não của loài người?
Như vậy, ý nghĩa rộng hơn của nghiên cứu trên là nhấn mạnh việc thay vì buộc phải dựa vào những cái có sẵn, chúng ta có thể chia sẻ kiến thức, từ đó làm đầy thêm vốn hiểu biết phục vụ cho quá trình phát minh, sáng tạo... Có bộ óc hoạt động theo cách này là một trong những điểm mạnh của loài người.
Tuy nhiên, sự nổi lên của Google, Wikipedia và nhiều công cụ trực tuyến khác những năm gần đây đã khiến các chuyên gia phải đặt câu hỏi về tác động của chúng lên bộ não chúng ta.
Chỉ cần thao tác đơn giản gõ từ tìm kiếm, chẳng hạn "Ai đã đóng vai James Bond trong loạt phim 007?", kết quả sẽ nhanh chóng xuất hiện với câu trả lời là Sean Connery, George Lazenby, Roger Moore, Timothy Dalton, Pierce Brosnan và Daniel Craig… Tất cả những gì cần quan tâm chỉ là làm thế nào để truy cập thông tin một cách nhanh nhất mà chẳng cần nhọc công suy nghĩ.
Internet cung cấp nhiều tính năng chia sẻ kiến thức, là một kho dữ liệu có thể trả lời thắc mắc cho tất cả mọi người. Với tình trạng sử dụng như hiện nay, các chuyên gia bày tỏ lo ngại về việc có hay không internet đang dần sắp xếp lại hệ thống dây thần kinh trong bộ não của loài người?
Theo Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét