Mạng Bình luận Trung Quốc ngày 17-1 đăng bài viết của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đầu tư Ngoại hối Trung Quốc, bà Đàm Nhã Linh, dự báo về 6 xu thế lớn trên thị trường tài chính thế giới năm 2011. Xin trích dịch như sau:1. Xu thế đồng USD mất giá trên thị trường ngoại hối ngày càng lớn. Thị trường tiền tệ thế giới năm 2011 sẽ tiếp tục lấy sự điều chỉnh chính của đồng USD làm định hướng. Chính sách tổng thể đồng USD sẽ có thể tiếp tục dùng việc phá giá để đối diện với thị trường tiền tệ thế giới. Đồng USD sẽ phá giá hoặc tăng giá mang tính chu kỳ, theo giai đoạn, nhanh và linh hoạt.
2. Thị trường cổ phiếu sẽ tăng giá nhanh và kéo dài. Tốc độ tăng cao của thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục nhanh thêm. Năm 2011, thị trường chứng khoán thế giới sẽ tăng liên tục, thị trường chứng khoán Mỹ có khả năng phá vỡ mức kỷ lục 14.000 điểm của năm 2007. Thị trường chứng khoán châu Âu cũng đi theo cao trào này nhưng ở mức thấp hơn vì vấn đề đồng euro. Thị trường chứng khoán châu Á lên nhanh xuống mạnh, cao trào ở các nước và khu vực Đông Á khá rõ rệt, biên độ dao động lớn.
3. Nhu cầu của thị trường vàng tăng cao với biên độ tăng có thể lên tới trên 20%. Đỉnh điểm giá vàng có thể khoảng 1.700 USD/ounce thay vì mức đỉnh 1.400 USD/ounce năm 2010. Giá vàng tiếp tục tăng do cơ sở tính lưu động của thị trường, tâm lý theo đuổi chuyển biến của chính sách tiền tệ, đặc biệt là sự căng thẳng và hoang mang do những lời cảnh báo về mức lạm phát cao của thế giới và hiệu ứng chính sách thắt chặt tiền tệ.
4. Nhu cầu thị trường dầu thô tăng có hạn, giá tiếp tục tăng có thể lên tới 100-120 USD/thùng. Năm 2011, biến đổi khí hậu và các nhân tố bất ngờ sẽ khiến giá dầu thô biến đổi khó đoán.
5. Thị trường lãi suất đảo chiều nhanh chóng. Dự kiến Cục Dự trữ LB Mỹ (FED) sẽ đưa ra những thay đổi mang tính phương hướng vào quý II hoặc sau quý II của năm 2011. Nếu kinh tế Mỹ tăng trưởng thuận lợi, FED sẽ lập tức đẩy nhanh tiến độ và nhịp độ điều chỉnh lãi suất. Việc đồng USD mất giá và giá hàng hóa tăng lên đã gây ra sự thay đổi về chính sách tiền tệ thế giới.
6. Sự phát triển ngành ngân hàng thế giới trong năm 2011 sẽ đối diện với tình hình rắc rối và phức tạp, đầy rủi ro về chính sách. Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel (Thụy Sĩ) với 27 thành viên đã thông qua hiệp định mới, quy định tăng mức vốn tối thiểu từ 4% lên 6% đối với các ngân hàng hàng đầu thế giới. Hiệp định này có ảnh hưởng to lớn đối với hệ thống ngân hàng Âu-Mỹ và các cơ cấu tài chính, bộ phận các ngân hàng đối diện với vấn đề thiếu vốn. Tuy hiệp định này của Basel được đại đa số các nước và khu vực đồng ý, nhưng sự phân biệt và áp lực sẽ tác động rõ rệt đến thị trường tài chính.
Tin tức công nghệ, khoa học kỹ thuật mới nhất tại Việt Nam & các nước trên thế giới. Cập nhật những bài viết về kinh nghiệm, thủ thuật, sản phẩm mới, tin công ...
Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011
6 xu thế lớn trên thị trường tài chính
Phương thức thanh toán quốc tế - Lợi ích và rủi ro
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thu chi tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai bên mua (nhập khẩu) và bán (xuất khẩu). Vì vậy, khi đàm phán về phương thức thanh toán, các bên đều nỗ lực thỏa thuận điều kiện thanh toán có lợi cho mình. Không đề cập đến đồng tiền thanh toán, công cụ thanh toán, hay các thủ tục và quy trình thanh toán, mà bài viết này chỉ tập trung phân tích một số vấn đề liên quan đến lợi ích và rủi ro mà mỗi phương thức thanh toán mang lại cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu và các gợi ý cân bằng lợi ích giữa hai bên để tham khảo.
1. Phương thức chuyển tiền (remittance)
- Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, theo phương thức này, nhà nhập khẩuyêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định.
- Phương thức chuyển tiền có thể là bộ phận của phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu, tín dụng dự phòng, tín dụng chứng từ… nhưng cũng có thể là một phương thức thanh toán độc lập.
- Thực tế, nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng cho nhà xuất khẩu cho đến khi nhận đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế của nhà nhập khẩu nhưng lại là rủi ro của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đã được chuyển giao nhưng tiền hàng không được thanh toán, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Tuy vậy, bên nhập khẩu cũng có thể gánh chịu rủi ro, đặc biệt trong trường hợp chuyển tiền trước khi giao hàng như: nhận toàn bộ tiền hàng trước khi giao hàng, đặt cọc, tạm ứng… Trong trường hợp này nhà nhập khẩu có thể sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu tiền đã chuyển mà hàng không được giao đúng thời hạn, đúng chất lượng hoặc số lượng…
Để phòng ngừa rủi ro các bên nên:
- Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền: Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào?; Thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào?…
- Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng.
- Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu?
2. Phương thức ghi sổ (open account)
- Đây thực chất là một hình thức mua bán chịu. Phương thức này áp dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế như sau: Nhà xuất khẩu (người ghi sổ) sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình (thường là nghĩa vụ giao hàng) quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ. Nhà nhập khẩu (người được ghi sổ), bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa thuận, sử dụng phương thức chuyển tiền thanh toán cho người ghi sổ
- Phương thức này hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu (người được ghi sổ). Nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
- Để hạn chế rủi ro, chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. Để bảo đảm an toàn cho nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc…
3. Phương thức nhờ thu (collection)
- Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà bên có các khoản tiền từ các công cụ thanh toán (chủ nợ) ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó từ phía người nợ.
- Các công cụ thanh toán quốc tế thường gồm: hối phiếu (bill of exchange); kỳ phiếu thương mại (Promissory Note), séc quốc tế (International cheque), hóa đơn thu tiền (Financial Invoice).
- Bài viết này đề cập đến phương thức thanh toán trong hợp đồng mua bán quốc tế nên, chủ nợ là nhà xuất khẩu và người nợ là nhà nhập khẩu. Có hai phương thức nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
3.1. Phương thức nhờ thu trơn (clean collection)
- Phương thức nhờ thu trơn là một trong các phương thức thanh toán áp dụng trong hợp mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán mà không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.
Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một đặc điểm liên quan đến lợi ích của nhà xuất khẩu, cần đặc biệt lưu ý:
- Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Như vậy thông thường hoạt động này diễn ra trước thời điểm thanh toán. Đây có thể là một bất lợi cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu chưa phải thanh toán tiền hàng nhưng đã nắm giữ được chứng từ để nhận hàng từ nhà chuyên chở nhưng sau đó cố ý chiếm dụng vốn, thanh toán chậm, thiếu, từ chối thanh toán. Ngân hàng chỉ là một tổ chức trung gian thu hộ và có thể bị nhà nhập khẩu từ chối.
- Vì vậy, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cần hạn chế áp dụng phương thức này. Nếu áp dụng phương thức thanh toán này, thì chỉ nên áp dụng khi cả hai bên là đối tác tin cậy của nhau, đồng thời trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảo đảm nhà nhập khẩu thanh toán. Ví dụ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thanh toán, chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ; chịu lãi suất chậm trả, chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán…
3.2. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)
- Phương thức nhờ thu có kèm theo chứng từ là một trong các phương thức thanh toán áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện sẽ giao chứng từ nếu nhà nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác đã quy định.
Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một điểm cần lưu ý:
- Nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải trả tiền thì Ngân hàng mới giao chứng từ để mang chứng từ đi nhận hàng. Như vậy, phương thức này bảo vệ được lợi ích của nhà xuất khẩu, tránh được tình trạng bị nhà nhập khẩu chiếm dụng vốn, chậm thanh toán, thanh toán không đầy đủ hoặc từ chối thanh toán.
- Dưới đây là một mẫu điều khoản phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
- “Bên mua thanh toán ngay khi hối phiếu do bên bán phát hành được xuất trình. Thanh toán xong giao chứng từ.”
4. Phương thức ủy thác mua hàng (Authority to purchase – A/P)
- A/P là một phương thức thanh toán áp dụng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, theo đó Ngân hàng của nhà nhập khẩu, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ra văn bản yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu phát hành một A/P cam kết sẽ mua hối phiếu của nhà xuất khẩu ký phiếu với điều kiện chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện đặt ra trong A/P và phải được đại diện của nhà nhập khẩu xác nhận thanh toán.
- Phương thức này áp dụng chủ yếu trong các hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị, các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao.
- Bản chất của phương thức này là nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng của mình ở nước nhập khẩu chuyển tiền sang một ngân hàng ở nước xuất khẩu để ủy thác cho ngân hàng này trả tiền hối phiếu của nhà xuất khẩu ký phát.
Có hai cách thức chuyển tiền sang ngân hàng của nước xuất khẩu để mua hàng:
- Một là, nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng của mình chuyển tiền đặt cọc 100% sang ngân hàng nước xuất khẩu để ngân hàng này phát hành A/P.
- Hai là, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình phát hành A/P cho ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu hưởng và đặt cọc 100% trị giá của A/P. Trên cơ sở A/P đó, ngân hàng nước xuất khẩu phát hành một A/P đối ứng cho người thụ hưởng là nhà xuất khẩu.
Về điều kiện chứng từ của nhà xuất khẩu gồm có:
1. Hối phiếu hoặc hóa đơn của nhà xuất khẩu xuất trình phải được đại diện của nhà nhập khẩu tại nước xuất khẩu đồng ý thanh toán.
2. Các chứng từ xuất trình phải phù hợp với Hợp đồng mua bán hàng hóa mà hai bên đã ký kết.
- Phương thức thanh toán này khá an toàn cho nhà xuất khẩu nhưng ngược lại sẽ có nhiều bất lợi cho nhà nhập khẩu khi mà tiền đã xuất ra nhưng chưa chắc đã nhận được hàng hoặc nhận được hàng kém chất lượng hoặc bị giao hàng chậm trễ. Để hạn chế rủi ro cho mình, nhà nhập khẩu cần đưa ra những điều kiện cụ thể, nội dung, quy trình thanh toán chi tiết nếu áp dụng phương thức A/P để tránh bất lợi cho mình sau này.
5. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)
- Theo phương thức này thì một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng), theo yêu cầu của khách hàng (bên yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định của thư tín dụng.
5.1. Bản chất pháp lý của thư tín dụng (L/C)
- Thực chất trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán thư tín dụng đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Vì vậy, ở một mức độ nhất định, L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên. Vì vậy, phương thức này được sử dụng phổ biến trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
- Đây là một phương thức thanh toán khá an toàn, tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các bên cần lưu ý các đặc điểm pháp lý sau đây của thư tín dụng để tránh áp dụng sai, gây thiệt hại cho chính bản thân mình.
(1). L/C là một khế ước độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở)
- L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng cơ sở (hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ,…) nhưng khi được phát hành nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở. Ngân hàng mở thư tín dụng và các ngân hàng khác tham dự vào nghiệp vụ thư tín dụng chỉ làm theo quy định của thư tín dụng.
(2). Thư tín dụng là một “kiểu mua bán chứng từ”
- Theo Điều 5 của UPC600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”.
- Như vậy Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản qui định trong L/C. Ngân hàng không được phép lấy lý do bên mua chưa nhận hàng để từ chối thanh toán nếu chứng từ mà bên bán xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.
5.2. Những vấn đề lưu ý khi sử dụng L/C
- Thanh toán bằng L/C là một phương thức tương đối an toàn cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả L/C, đồng thời để bảo đảm lợi ích của mình khi sử dụng L/C như là một phương thức thanh toán, các bên nên lưu ý một số vấn đề được nêu sau đây.
- Đối với nhà nhập khẩu thì phải làm thủ tục soạn và nộp đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng. Thực ra đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng theo mẫu chuẩn quốc tế (Standafo, Standaci) nên nhà nhập khẩu chỉ phải điền nội dung cần thiết vào chỗ trống và xóa đi những thông tin không cần thiết. Để bảo đảm tính chính xác của đơn và sau này là thư tín dụng (L/C), nhà nhập khẩu phải dựa trên cơ sở các nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để lập đơn, tránh mọi sự sai khác.
- Đặc biệt lưu ý đối với nhà xuất khẩu (người thụ hưởng trong L/C), cần phải kiểm tra kỹ lưỡng thư tín dụng. Bởi vì nếu có sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nhà xuất khẩu không phát hiện ra được mà cứ tiếp tục giao hàng thì nhà xuất khẩu sẽ khó đòi được tiền hoặc ngược lại nếu từ chối giao hàng thì vi phạm hợp đồng.
- Cơ sở để kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở). L/C phải phù hợp với hợp đồng cơ sở và không được trái với các nội dung của hợp đồng cơ sở. Đối với các hợp đồng có các sửa đổi, bổ sung thì cần cẩn trọng kiểm tra nội dung của hợp đồng gốc và hợp đồng sửa đổi, bổ sung. Ngoài ra cơ sở pháp lý điều chỉnh L/C thông thường là UCP 600, ISBP 681, eUCP 1.1 và URR 525 1995. Do vậy cần đánh giá hình thức và nội dung của L/C trên cơ sở luật áp dụng.
- Về mặt nội dung của L/C, cần kiểm tra kỹ lưỡng các nội dung sau: số tiền của L/C; ngày hết hạn hiệu lực của L/C; địa điểm hết hạn hiệu lực của L/C; loại L/C (thông thường là thư tín dụng không hủy ngang (Đối với nhà xuất khẩu thì nên chọn L/C không hủy ngang cùng với điều kiện miễn truy đòi và nếu được xác nhận thì càng tốt)); thời hạn giao hàng; cách thức giao hàng; cách vận tải; chứng từ thương mại; hóa đơn; vận đơn; đơn bảo hiểm.
- Khi phát hiện ra nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng cơ sở hoặc trái với luật áp dụng hoặc không có khả năng thực hiện, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C. Trong trường hợp sự sai sót trong L/C không quá nghiêm trọng thì nhà xuất khẩu và ngân hàng có thể phối hợp tìm hướng giải quyết như nhà xuất khẩu soạn thư bảo đảm chịu trách nhiệm về bộ chứng từ thanh toán gửi ngân hàng phát hành L/C, hoặc thông qua đại diện của nhà nhập khẩu xin chấp nhận thanh toán và gửi ngân hàng phát hành L/C… hoặc chuyển sang phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu hoặc đòi và hoàn trả tiền bằng điện…
- Nói tóm lại L/C với nội dung phù hợp với hợp đồng cơ sở và không trái luật áp dụng sẽ bảo đảm quyền lợi cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
6. Bảo lãnh và Tín dụng dự phòng
- Thực chất bảo lãnh và tín dụng dự phòng là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
- Bảo lãnh là việc người thứ a (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong giao dịch xuất nhập khẩu thường có các bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (hoặc tiền đặt cọc); bảo lãnh bảo hành máy móc, thiết bị; bảo lãnh nhận hàng chưa có vận đơn gốc; bảo lãnh thanh toán
- Thư tín dụng dự phòng là cam kết không hủy ngang, độc lập, bằng văn bản và ràng buộc khi được phát hành. Trong đó người phát hành cam kết với người thụ hưởng thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng quy tắc. Người phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo phương thức trả tiền ngay, hoặc chấp nhận hối phiếu của người thụ hưởng hoặc cam kết trả tiền sau hoặc chiết khấu….
- Bảo lãnh hoặc thư tín dụng dự phòng được sử dụng kết hợp với các phương thức thanh toán khác để tăng độ an toàn cho các bên. Do vậy, trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt đối với các hàng hóa có giá trị lớn như máy móc, thiết bị các bên cũng nên xem xét và áp dụng các biện pháp bảo lãnh hoặc thư tín dụng dự phòng.
Cận cảnh khuôn mặt qua "dao kéo" của Hồ Quỳnh Hương
Vết thương trên mai Cụ Rùa lở loét
Ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội cho biết, ngày 15/2, tại Hà Nội sẽ có hội thảo giữa các đơn bị chức năng và nhà khoa học để bàn cách chữa trị vết thương cho Rùa Hồ Gươm.
Tuy nhiên vấn đề mà nhiều nhà khoa học đang lo ngại đó là làm thế nào để chữa vết thương cho Cụ. Phương án đưa Cụ Rùa lên bờ được hầu hết các nhà khoa học ủng hộ.Chỉ cần nửa ngày để trị thương
PGS.TS Hà Đình Đức cho hay, thời gian qua ông đã đưa ra rất nhiều ý kiến đề xuất vấn đề đưa Cụ Rùa Hồ Gươm lên bờ cứu chữa. Sức khỏe Cụ bây giờ là vấn đề trên hết, do đó cần đưa Cụ Rùa lên khu đất cạnh Tháp Rùa để chữa chạy các vết thương trên mình.
Ông Đức cũng cho biết, với tình trạng rùa tai đỏ xâm lấn, môi trường ô nhiễm, va chạm, tác động với những vật khác dưới Hồ Gươm, vết thương trên mình Cụ ngày càng nặng hơn. Cứ như vậy, đến 4-5 năm nữa vết thương cũng chưa chắc đã lành lại.Vết thương trên mai Cụ có xu hướng bị lở loét, nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ cần đưa Cụ lên bờ nửa ngày để chữa trị vết thương là được.
Hình ảnh chụp được ngày 30/12 cho thấy, mai của Cụ Rùa bị thương. Theo GS Hà Đình Đức, có khả năng rùa tai đỏ đang gặm mai cụ Rùa. Ảnh VNE “Cụ Rùa lâu nay vẫn là vật báu thiêng liêng của người dân Hà Nội, nên khi đưa Cụ lên bờ có thể sẽ gây dư luận không tốt. Nhưng việc làm này là cần thiết vì tình trạng sức khỏe Cụ đang rất nguy cấp” - ông Đức nói.
Lấy mẫu ADN của Cụ Rùa
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cho rằng, việc đưa Cụ Rùa lên bờ có thể lấy được mẫu ADN, từ đó biết Cụ Rùa thuộc nhóm nào, rồi đưa ra cách trị tốt nhất. Nhưng cũng nên lưu ý, hiện chưa có ai biết cụ bị thương nặng hay nhẹ. Thêm vào đó, với thời tiết hiện tại, đưa Cụ lên bờ có thể nguy hiểm hơn ở dưới nước (dưới nước có lớp bùn ấm). Mặt khác, cách bắt Cụ như thế nào thì cũng chưa ai có kinh nghiệm.
Cũng theo ông Huỳnh, cách tốt nhất là gắn chip theo dõi quá trình vận động của Cụ. Nếu thấy cần thiết phải đưa Cụ lên bờ cần có biện pháp giữ ấm cho Cụ không bị rét, sau đó các bác sỹ có thể tiến hành, chăm sóc, chữa trị vết thương cho Cụ.
Tổ tiên loài mèo nhà
Con mèo mà chúng ta thường nhắc đến trong đời sống hàng ngày, trong đời sống văn hóa, tôn giáo là loài mèo nhà (Felis sil-vestris catus).
Năm 2007, một công trình nghiên cứu khoa học cho thấy hầu như tất cả loài mèo nhà đều có nguồn gốc từ loài mèo rừng châu Phi (Felis silvestris lybica). Người ta tìm thấy xác mèo được chôn theo chủ trong hàng ngàn ngôi mộ cổ ở Ai Cập. Có một xác mèo được bắt gặp trong một ngôi mộ có niên đại cách nay 9.500 năm. Như vậy, thời điểm mà loài mèo trở thành bạn với loài người chắc chắn còn sớm hơn nhiều, trước khi có kim tự tháp.
Từ thời thượng cổ, người Ai Cập có tín ngưỡng thờ mèo như một vị phúc thần, gọi là hần Bastet. Đây là vị nữ thần đầu mèo, mình người, có quyền năng trong nhiều lĩnh vực. Con mèo được người Ai Cập chôn theo trong các ngôi mộ ý là cầu mong thần Bastet giúp cho người chết mau được đầu thai.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
Từ Ai Cập, con mèo thuần hóa được các thương nhân đưa qua châu Á theo con đường tơ lụa.
Ở châu Âu, phải đến đầu thế kỷ 13 mới có người biết nuôi mèo. Lúc này con đường tơ lụa đã được nối dài từ Á sang Âu sau các cuộc viễn chinh của Thành Cát Tư Hãn. Từ châu Âu, mèo được đưa sang Tân thế giới. Ở Mỹ, lúc đầu mèo bị coi thường. Đến năm 1749, ở Pensylvania có đại nạn chuột loạn. May nhờ đàn mèo nhà ra oai đẩy lùi giặc chuột nên từ đấy mèo được ưa chuộng.
Ở Việt Nam, con mèo không hề được thờ như thần thánh và cũng không bị xem là ma quỷ mặc dầu trong dân gian cũng có những truyền thuyết về mèo đen, hoặc về chuyện mèo già hóa cáo. Đáng chú ý là trong 12 con giáp âm lịch, người Việt Nam đã dùng con mèo làm biểu tượng cho chi Mão chứ không dùng vật tượng là con thỏ như trong 12 con giáp âm lịch Trung Hoa. Lý do có thể là, vì người Trung Hoa biết làm lịch quá sớm - từ đời nhà Thương (vào khoảng thế kỷ 16 TCN).
Lúc ấy, ở Trung Hoa chưa có con mèo. Trong nhiều thế kỷ Bắc thuộc, hẳn người Việt Nam cũng đã phải dùng lịch con thỏ của người Trung Hoa. Bước qua thời kỳ độc lập, các nhà làm lịch Việt Nam đã thể hiện tinh thần tự chủ, dùng hình ảnh con mèo làm vật tượng, thay cho con thỏ vốn không được thân thiện với đời sống hằng ngày bằng con mèo.
Gần đây trên một số trang web có bài viết của ông Nguyễn Cung Thông dựa trên những khảo sát về tiếng Việt cổ mà cho rằng rất có thể người Việt Nam ta chứ không phải là người Trung Hoa - là tác giả của biểu tượng 12 con giáp trong lịch can chi (?). Nếu lý thuyết ấy được giới khoa học nghiệm thu thì đáng kể là một phát kiến mới mẻ và thú vị.Báo Thanh niên Xuân Tân Mão năm 2011
Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011
Đế quốc La Mã tan vỡ vì đâu?
Sự đỏng đảnh khó lường của khí hậu trong suốt 300 năm khiến đế chế La Mã hùng mạnh rơi vào tình trạng bất ổn rồi tách thành hai nước.
Một trong những phế tích còn sót lại từ thời đế chế La Mã. Ảnh: sheppardsoftware.com. Viện Nghiên cứu rừng, tuyết và phong cảnh của Thụy Sĩ đã nghiên cứu lịch sử khí hậu châu Âu bằng cách phân tích vòng tròn bên trong gần 9.000 thân cây sồi và thông. Chúng là những thân cây mà các nhà khảo cổ đào được tại châu Âu. Những thân cây già nhất có niên đại lên tới 2.500 năm.
Trong giai đoạn mà khí hậu thuận lợi, cây có thể lấy nhiều nước và dưỡng chất từ đất nên tăng trưởng nhanh. Vì thế mà chúng tạo ra những vòng tròn khá rộng va khoảng cách giữa các vòng cũng lớn hơn. Nhưng khi khí hậu trở nên khắc nghiệt, như hạn hán, những vòng tròn trong thân cây nhỏ hơn và khoảng cách giữa chúng cũng gần hơn.
Dựa vào kích thước của những vòng tròn trong thân cây, nhóm nghiên cứu dựng lên biểu đồ về nhiệt độ và lượng mưa tại châu Âu trong 25 thế kỷ qua, Newscientist đưa tin.
Biểu đồ cho thấy, từ năm 250, cứ sau mỗi thập kỷ khí hậu lại chuyển từ trạng thái khô, lạnh sang trạng thái ấm áp và ẩm ướt. Sự thay đổi luân phiên giữa hai kiểu khí hậu này diễn ra liên tục tới tận năm 550. Sức mạnh của đế chế La Mã suy giảm mạnh trong khoảng thời gian này, để rồi tới năm 395 nó bị phân chia thành đế quốc Byzantine và đế quốc Tây La Mã. Tới năm 476, đế quốc Tây La Mã sụp đổ.
“Nếu nhìn lại 2.500 năm qua, chúng ta sẽ thấy nhiều bằng chứng về tác động của thời tiết đối với lịch sử loài người”, BBC dẫn lời Ulf Buntgen, một thành viên của nhóm nghiên cứu, nhận xét.
Nội chiến, bạo loạn tại đế quốc La Mã trong thế kỷ 3 thường xảy ra vào giai đoạn thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: xtimeline.com. Buntgen nói những thăng trầm chính trị, chiến tranh, nạn đói và làn sóng di cư ồ ạt của con người luôn xuất hiện trong giai đoạn mà thời tiết thay đổi liên tục. Đại dịch “Cái chết đen” bùng phát và giết chết gần một nửa dân số châu Âu trong thời kỳ mà khí hậu ấm áp và ẩm ướt. Độ ẩm cao trong không khí giúp vi khuẩn gây bệnh dịch hạch phát tán nhanh hơn.
Các xã hội ở châu Âu chỉ ổn định và thịnh vượng trong những giai đoạn mà khí hậu không biến động lớn. Ví dụ, khí hậu ổn định từ năm 700 tới năm 1000. Trong giai đoạn đó, các xã hội phát triển nhanh chóng ở khu vực tây bắc của châu Âu. Hàng triệu người châu Âu bỏ quê hương để tới châu Mỹ khi khí hậu trở lên lạnh khác thường vào thế kỷ 17.
"Khí hậu không trực tiếp gây nên chiến tranh hay khủng hoảng kinh tế, song nó vẫn là một trong những nhân tố khiến các xã hội cổ đại sụp đổ. Trong những xã hội đang ngập chìm trong nạn đói hay khủng hoảng chính trị, những mùa đông khắc nghiệt sẽ khiến người dân càng cảm thấy khốn quẫn hơn và họ sẵn sàng vùng lên để tìm đường sống", Buntgen giải thích.
Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng chiến tranh và khí hậu có mối quan hệ mật thiết. Chẳng hạn, trong thiên niên kỷ trước, những cuộc chiến tranh lớn ở Trung Quốc luôn xảy ra vào những giai đoạn khí hậu lạnh bất thường.
Muôn kiểu thả cá chép tết ông Táo
Thả cá kiểu rắc rắc túi nylon cho từng con rơi xuống là cách nhiều người thường áp dụng. | ||
Tiện nhất là dùng tay thò qua lan can cầu thả cả túi nylon xuống sông như thế này. | ||
Vớt từng con một ném xuống hồ. | ||
Hoặc ngồi trong ôtô thò tay qua cửa quẳng xuống sông. | ||
| ||
Chuyển từ bình sang túi nylon thả. | ||
Từ từ đổ xuống sông. | ||
Có người lại đổ ụp cả ca đựng cá. | ||
| ||
Dùng bát hắt cá xuống hồ Gươm. | ||
Lấy đà hắt từ trên bờ. | ||
Điệu đà ngồi tung cá xuống nước. |
Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011
Chuẩn bị xuất hiện vi xử lí 4 nhân cho smartphone
Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011
Địa chỉ IPv4 và IPv6
IPv4 và IPv6
Khái niệm địa chỉ IP (Internet Protocol) đã trở nên khá quen thuộc với người dùng Internet. Bài viết này nhằm trước tiên là tổng hợp lại các kiến thức cơ bản xoay quanh địa chỉ IP và sau đó đi sâu vào cách thức thiết lập 1 mạng LAN cục bộ.
1. Địa chỉ IP là một tài nguyên
Internet là một mạng máy tính toàn cầu, trong đó các "máy tính" (hay nói tổng quát là các thực thể mạng) dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Đối với mạng Internet , do cách tổ chức chỉ có một cấp nên mỗi một khách hàng hay một máy chủ (Host) hoặc Router đều có một địa chỉ internet duy nhất mà không được phép trùng với bất kỳ ai. Nếu có 2 máy tính được cấu hình cùng một địa chỉ thì sẽ xảy ra mâu thuẫn IP (IP conflict) ngay. Do vậy mà địa chỉ trên Internet thực sự là một tài nguyên.
Hàng chục triệu máy chủ trên hàng trăm nghìn mạng. Để địa chỉ không được trùng nhau cần phải có cấu trúc địa chỉ đặc biệt quản lý thống nhất và một Tổ chức của Internet gọi là Trung tâm thông tin mạng Internet NIC chủ trì phân phối. NIC chỉ phân địa chỉ mạng (Net ID) còn địa chỉ máy chủ trên mạng đó (Host ID) do các Tổ chức quản lý Internet của từng quốc gia một tự phân phối.
Chú ý rằng 1 địa chỉ IP không phải tương ứng với một máy tính mà tương ứng với một network interface card. Đơn giản ví dụ một máy tính có một giao diện mạng nối kết với cáp Ethernet và một giao diện wifi nối kết wifi thì cùng lúc máy tính ấy có 2 địa chỉ IP khác nhau.
IP của bạn là duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên địa chỉ này chưa hẳn là cố định. Nếu bạn vào mạng qua một ISP thì số IP của bạn sẽ thay đổi ở các lần bạn kết nối. Một người biết IP của bạn thì có thể lần ra vị trí của bạn. Nghĩa là khi có IP thì biết được địa chỉ của ISP rồi biết được thông tin của bạn. Trên thực tế, IP cho biết về máy tính được sử dụng để vào mạng chứ không cho biết thông tin về người sử dụng, trừ khi IP của bạn là cố định hoặc sử dụng account của riêng bạn. Để biết địa chỉ IP là thuộc ISP nào, ở đâu, bạn có thể tra cứu trên whois.com.
2. Cấu trúc địa chỉ IP
Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit, tương đương 1 byte ) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.). VD 1 địa chỉ IP như sau: 196.84.156.67. Địa chỉ IP được chia thành 4 số giới hạn từ 0 - 255 (vì 255 tương đương 11111111 (ở hệ nhị phân) là số lớn nhất có 8 bit).
Địa chỉ IP chia ra 5 lớp A,B,C, D, E. Hiện tại đã dùng hết lớp A,B và gần hết lớp C, còn lớp D và E Tổ chức internet đang để dành cho mục đích khác không phân, nên chúng ta chỉ nghiên cứu 3 lớp đầu. Bit nhận dạng là những bit đầu tiên - của lớp A là 0, của lớp B là 10, của lớp C là 110. Lớp D có 4 bit đầu tiên để nhận dạng là 1110, còn lớp E có 4 bít đầu tiên để nhận dạng là 1111. Do đó địa chỉ ví dụ ở trên bắt đầu bằng 11000100 nên thuộc lớp C.
Một địa chỉ IP được phân biệt bởi hai phần, phần đầu gọi là Network ID (địa chỉ mạng) và phần sau là Host ID. Ví dụ đối với lớp A (có địa chỉ từ 0.0.0.0 đến 127.0.0.0 ), bit thứ nhất là bit nhận dạng lớp A = 0, 7 bit còn lại trong Octet thứ nhất dành cho địa chỉ mạng, 3 Octet còn lại có 24 bit dành cho địa chỉ của máy chủ. Do vậy, trên lớp A, có thể phân cho 126 mạng khác nhau, và mỗi mạng có thể có tối đa 16777214 máy host.
Trong cả hai hệ điều hành Windows Vista và Longhorn Server đều chạy hai giao thức IPv6 và IPv4, các giao thức này hiện nay đang được sử dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên có một vài tính năng trong các hệ điều hành này sẽ không làm việc trừ khi IPv6 được sử dụng. Trong trường hợp đó chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu thêm một chút về IPv6 xem chúng làm việc như thế nào.
Nếu đó không phải là một lý do đủ sức thuyết phục thì một lý do nữa là số lượng địa chỉ IPv4 có thể hoàn toàn cạn kiệt vào khoảng 2009. Chính vì vậy, chính phủ liên bang Mỹ dự kiến triển khai IPv6 đến tất cả các mạng xương sống được hoàn thành vào năm 2008.
Như vậy, giao thức IPv6 sẽ được sử dụng phổ biến trong một vài năm tới và chúng tôi viết loạt bài viết này như một cách nhằm giới thiệu cho các bạn về giao thức IPv6.
Không gian địa chỉ IPv6
Sự khác nhau đáng kể nhất giữa hai giao thức này là chiều dài của địa chỉ nguồn và địa chỉ của chúng. Việc chuyển sang sử dụng IPv6 là do ngày càng thiếu về số địa chỉ IP. Giao thức IPv6 này có một không gian địa chỉ lớn hơn so với giao thức IPv4.
Giao thức IPv4 sử dụng một địa chỉ nguồn và địa chỉ đích là 32bit. Các địa chỉ này được biểu diễn thành bốn phần. Một địa chỉ IPv4 điển hình có dạng như 192.168.0.1.
Tương phản với IPv4, địa chỉ IPv6 có chiều dài là 128bit. Điều đó cho phép có thể biểu diễn đến 3.4x1038 (340.000.000.000.000.000.000.000.000.000… địa chỉ. Có một vài sự khác nhau trong cách biểu diễn địa chỉ của IPv6. Một địa chỉ IPv6 thường được viết thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm có 4 số hex và mỗi nhóm được tách biệt với nhau bằng dấu “:”. Ví dụ như sau thể hiện điều này 2001:0f68:0000:0000:0000:0000:1986:69af.
Bạn đang xem xét địa chỉ mẫu ở trên và nghĩ rằng việc đánh một địa chỉ IPv6 phải rất mất thời gian và công sức? Nhưng không phải như vậy, địa chỉ IPv6 chỉ có thể được viết vắn tắt bằng việc giảm thiểu các số 0. Có hai nguyên tắc phải tuân theo ở đây khi biểu diễn một địa chỉ IP. Đầu tiên, một dãy bốn số 0 liên tục có thể được thay thế bằng hai dấu “::”. Bằng cách đó địa chỉ IPv6 ở trên có thể được viết tắt như sau: 2001:0f68::0000:0000:0000:1986:69af.
Trong ví dụ ở trên, chúng ta chỉ có thể ước lượng một khối các chữ số 0 bởi vì nguyên tắc này phát biểu rằng chỉ có một cặp “::” trong một địa chỉ. Rõ ràng, địa chỉ mà đang ví dụ ở trên vẫn còn rất nhiều chữ số cần phải đánh. Tuy nhiên, nguyên tắc thứ hai sẽ cho phép bạn thực hiện địa chỉ này ngắn hơn. Nguyên tắc thứ hai nói rằng, các số 0 trong một nhóm có thể được bỏ qua. Nếu một khối 4 số bắt đầu của nó là số 0 thì số 0 này có thể được lược bỏ bớt để lại là 3 số 0 trong khối. Nếu khối ba số đó cũng lại bắt đầu với một số 0 đứng đầu thì ta có thể tiếp tục loại bỏ. Và cứ như vậy đến khi gặp số khác 0 trong nhóm thì dừng. Trường hợp nếu 4 số trong nhóm đều là 0 thì số được giữ lại cuối cùng là một số 0. Nếu cứ nói mãi mà không biểu diễn trong ví dụ cụ thể để các bạn dễ theo dõi thì đó là một thiếu sót. Dưới đây là những gì mà chúng ta có thể áp dụng cả hai nguyên tắc đó cho địa chỉ ví dụ:
2001:0f68:0000:0000:0000:0000:1986:69a…
2001:f68:000:000:000:000:1986:69af
2001:f68:00:00:00:00:1986:69af
2001:f68:0:0:0:0:1986:69af
2001:f68::1986:69af
Lưu ý rằng trong mỗi dòng, chúng tôi đã lược bỏ bớt một số 0 trong mỗi nhóm. Khi mà các phần còn lại là các con số 0 chúng ta lại có thể áp dụng thay thế 4 số 0 liên tiếp bằng hai dấu “::”. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu bốn số 0 đi liền nhau mà thôi. Nếu không thỏa mãn điều kiện đó thì chúng ta phải để nguyên các số 0.
Sử dụng các địa chỉ IPv6 trong URL
Mặc dù các máy chủ DNS có thể truy cập vào một website bằng cách sử dụng tên miền thay cho sử dụng một địa chỉ IP, nhưng bạn vẫn có thể vào một địa chỉ IP thay cho một phần của một URL. Ví dụ, một website cá nhân sử dụng URL là www.tenmien.com, tương ứng với nó là địa chỉ IP 24.235.10.4. Với địa chỉ IP như vậy, tôi hoàn toàn có thể truy cập vào website bằng cách nhập vào URL: http://24.235.10.4
Hầu hết những người lướt web thường không sử dụng thói quen nhập vào địa chỉ IP. Tuy vậy, việc truy cập theo kiểu này vẫn tồn tại. Điều này đặc biệt đúng với các ứng dụng web riêng lẻ. Khi không liên quan đến một tên miền, một ứng dụng có khả năng tránh được người dùng trái phép dò dẫm và nhảy vào ứng dụng của bạn một cách tình cờ.
Khi một địa chỉ IP được sử dụng thay thế cho một tên miền, thì số cổng đôi lúc được chỉ định như một phần của địa chỉ. Nếu bạn chỉ đơn giản nhập vào sau HTTP:// sau đó là một địa chỉ thì trình duyệt sẽ thừa nhận rằng bạn muốn sử dụng cổng 80. Mặc dù vậy, bạn có thể chỉ định bất kỳ cổng nào để truy cập đến website, ví dụ nếu bạn muốn truy cập đến website www.tenmien.com bằng địa chỉ IP và cụ thể là cổng 80 được sử dụng thì lệnh nên dùng đó là http://24.235.10.4:80
Giao thức IPv6 cũng vậy, nó cũng được sử dụng như một phần của một URL. Nhưng nếu quan tâm đến định dạng IPv6 thì bạn nên lưu ý rằng một địa chỉ IPv6 gồm có rất nhiều dấu “:”. Điều này đã nảy sinh một vấn để khi trình duyệt của bạn xử lý bất cứ những cái gì đó phía sau dấu “:” như một số chỉ thị của cổng. Trong trường hợp đó, các địa chỉ IPv6 được phân biệt bên trong dấu ngoặc khi chúng được sử dụng như một phần của URL. Ví dụ: nếu bạn đã sử dụng địa chỉ IPv6 mẫu trong một URL thì nó sẽ giống như thế này:
HTTP://[2001:0f68:0000:0000:0000:0000:…
Giống như có thể chỉ định số của cổng với địa chỉ IPv4, bạn cũng có thể chỉ định số cổng khi sử dụng địa chỉ IPv6. Số cổng phải đi sau cùng một định dạng bắt buộc như khi sử dụng IPv4. Và ở bên ngoài các dấu ngoặc. Ví dụ, nếu bạn muốn truy cập vào website tại địa chỉ IPv6 mẫu trên theo cổng 80 thì URL nhập vào sẽ như sau:
HTTP://[2001:0f68:0000:0000:0000:0000:…
Lưu ý rằng số của cổng trong trường hợp này là 80, nằm giữa dấu đóng ngoặc và dấu sổ. Một dấu “:” cũng được sử dụng để định rõ số cổng như trong giao thức IPv4.
Kết luận
Chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn những cách biểu diễn khác nhau của địa chỉ IPv6. Giống như giao thức IPv4, một chuỗi địa chỉ IPv6 có thể định địa chỉ mạng cấp dưới. Mặc dù khái niệm cơ bản của mạng cấp dưới làm việc giống như cách mà nó làm việc trong giao thức IPv4 nhưng phương pháp trình bày mạng cấp dưới đã được thay đổi một cách rõ ràng. Trong phần 2 của loạt bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu kí hiệu mạng, mạng cấp dưới và IPv6. Chúng tôi cũng sẽ giới thiệu thêm một số địa chỉ đặc biệt (các phân đoạn địa chỉ), chúng có ý nghĩa như thế nào đối với giao thức IPv6.
Tìm hiểu về địa chỉ IPv6 (phần 2...)
Bài viết này sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn giao thức IPv6 bằng cách thảo luận về việc định dạng địa chỉ và các loại địa chỉ khác nhau của IPv6.
Trong phần một của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu một số cách khác nhau biểu diễn địa chỉ IPv6 so với cách được sử dụng để biểu diễn trong IPv4. Trong bài viết này, chúng tôi muốn tiếp tục thảo luận bằng việc nói về những vấn đề bên trong địa chỉ IPv6, cách mà các địa chỉ IPv6 được thiết lập cho mạng cấp dưới và các loại IPv6 khác nhau.
Nếu đã quen với IPv4 thì bạn phải biết rằng một địa chỉ IPv4 gồm có 4 phần, mỗi phần được phân biệt với nhau bằng dấu chấm. Một phần trong địa chỉ này biểu thị số mạng và các bit còn lại dùng để phân biệt một host cụ thể trên mạng. Số của các bit thực được thiết kế cho số mạng và số host khác nhau phụ thuộc vào subnet mask.
Một địa chỉ IPv4 được chia thành các phần khác nhau, trong địa chỉ IPv6 cũng vậy. Trong bài trước, bạn đã biết được về các địa chỉ IPv6 có 128 bit chiều dài. Khi một địa chỉ IPv6 được viết theo dạng đầy đủ, nó được diễn tả thành 8 phần khác nhau, mỗi phần có 4 số và được phân tách bằng dấu “:”. Mỗi phần có 4 chữ số này biểu thị 16 bit dữ liệu, mỗi trường 16 bit này lại được sử dụng cho các mục đích riêng biệt.
Cụ thể, mỗi một địa chỉ IPv6 được phân thành ba phần khác nhau đó là: site prefix, subnet ID, interface ID. Ba thành phần này được nhận dạng bởi vị trí của các bit bên trong một địa chỉ. Ba trường đầu tiên trong IPv6 được biểu thị site prefix, trường tiếp theo biểu thị subnet ID còn 4 trường cuối biểu thị cho interface ID.
Site prefix cũng giống như số mạng của IPv4. Nó là số được gán đến trang của bạn bằng một ISP. Điển hình, tất cả các máy tính trong cùng một vị trí sẽ được chia sẻ cùng một site prefix. Site prefix hướng tới dùng chung khi nó nhận ra mạng của bạn và cho phép mạng có khả năng truy cập từ Internet.
Không giống như site prefix, subnet ID mang tính riêng bởi vì nó ở bên trong mạng của bạn, subnet ID miêu tả cấu trúc trang của mạng. Subnet ID làm việc rất giống với cách mà mạng con làm việc trong giao thức IPv4. Sự khác nhau lớn nhất ở đây là các mạng có đó có thể dài 16 byte là được biểu thị trong định dạng hex nhiều hơn là ký hiệu chữ thập phân có nhiều dấu chấm. Một IPv6 subnet điển hình tương đương với một nhánh mạng đơn (trang) như một subnet của IPv4.
Interface ID làm việc giống như một ID cấu hình IPv4. Số này nhận dạng duy nhất một host riêng trong mạng. Interface ID (thứ mà đôi khi được cho như là một thẻ) được cấu hình tự động điển hình dựa vào địa chỉ MAC của giao diện mạng. ID giao diện có thể được cấu hình bằng định dạng EUI-64.
Để xem một địa chỉ IPv6 được phân chia như thế nào thành các phần con khác nhau của nó, bạn hãy quan sát đến địa chỉ dưới đây:
2001:0f68:0000:0000:0000:0000:1986:69a…
Phần site prefix của địa chỉ này là: 2001:0f68:0000. Trường tiếp theo là 0000 biểu thị subnet ID. Các byte còn lại (0000:0000:1986:69af) biểu thị interface ID.
Điển hình khi một tiền tố được biểu diễn, nó được viết trong một định dạng đặc biệt. Các số 0 trong đó đã giải thích trong bài viết trước và các tiền tố được theo sau bởi một dấu sổ và số. Số sau dấu sổ chỉ số lượng của các bit trong tiền tố. Trong ví dụ trước tôi đã đề cập đến site prefix cho địa chỉ 2001:0f68:0000:0000:0000:0000:1986:69af là 2001:0f68:0000. Khi tiền tố này có chiều dài 48 bit thì chúng ta nên thêm vào đó a /48 để kết thúc nó hợp thức. Với các con số 0 đã bỏ, tiền tố đó sẽ viết như sau: 2001:f68::/48
Các loại địa chỉ IPv6
IPv6 có ba loại địa chỉ khác nhau: Unicast, Multicast và Anycast.
Địa chỉ Unicast được sử dụng để phân biệt các host đơn lẻ trên một mạng. Các địa chỉ Multicast lại sử dụng để phân biệt một nhóm các giao diện mạng cư trú điển hình trong các máy tính phức hợp. Khi một gói dữ liệu được gửi đến địa chỉ multicast thì gói đó được gửi đến tất cả các giao diện mạng trong nhóm multicast.
Giống như các địa chỉ multicast, các địa chỉ anycast cũng phân biệt một nhóm cụ thể các giao diện mạng thường cư trú trong các máy tính phức hợp. Vậy cái gì tạo tuyến anycast khác với một nhóm multicast? Khi các gói được gửi đi đến một địa chỉ multicast chúng được gửi đến tất cả các giao diện mạng trong nhóm. Trái ngược với điều đó, khi các gói dữ liệu được gửi đi đến một địa chỉ anycast thì các gói này không gửi đến toàn bộ nhóm mà thay vì đó chúng chỉ được gửi đến thành viên gần nhất về mặt vật lý với người gửi.
Các địa chỉ Unicast
Chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn định dạng của một địa chỉ IPv6 và những vị trí bit khác nhau được sử dụng. Quả thực có hai loại địa chỉ unicast khác nhau đó là: toàn cục và liên kết cục bộ. Một địa chỉ unicast toàn cục có thể truy cập rộng rãi trong khi đó địa chỉ unicast liên kết cục bộ chỉ có thể truy cập đến các máy tính khác mà chia sẻ liên kết. Định dạng địa chỉ IP mà tôi đã giới thiệu cho các bạn ở phần trước là một địa chỉ unicast toàn cục. Chúng tôi đã nói về loại địa chỉ này bởi vì nó là loại địa chỉ chung nhất.
Các địa chỉ unicast liên kết cục bộ đã sử dụng một định dạng địa chỉ khác với các địa chỉ unicast toàn cục. Giống như các địa chỉ unicast toàn cục, các địa chỉ unicast liên kết cục bộ cũng gồm 128 byte chiều dài. Sự khác nhau ở hai loại này là các byte được phân phối khác nhau và địa chỉ sử dụng một site prefix đặc biệt.
Trong một địa chỉ unicast liên kết nội bộ, một site prefix chiếm 10 bit đầu tiên của địa chỉ thay vì 48 bit đầu như trong trường hợp của địa chỉ unicast toàn cục. Site prefix được sử dụng bằng một địa chỉ unicast liên kết cục bộ là: fe80.
Khi site prefix được viết ngắn lại (so với một địa chỉ unicast toàn cục), bạn có thể không ngạc nhiên khi thấy rằng số lượng của không gian chỉ định trong subnet ID đã được mở rộng từ 16 bit thành 64 bit. Những gì ở đây là 64 bit đó không thực sự được sử dụng. Nhớ rằng một địa chỉ IP liên kết cục bộ chỉ hợp lệ cho các máy tính đang chia sẻ một liên kết chung. Như vậy, không có lý do nào để cần phải có một subnet ID. 64 bit của không gian địa chỉ mà được dành riêng cho subnet ID được biểu diễn như những số 0.
Interface ID cho một địa chỉ unicast liên kết cục bộ có chiều dài 54 bit. Interface ID hầu như luôn được bắt nguồn từ 48 bit địa chỉ MAC đã gán vào card giao diện mạng để giao thức được phân danh giới. Dưới đây là một ví dụ về một địa chỉ unicast liên kết cục bộ.
Fe80:0000:0000:0000:0000:0000:23a1:b15…
Tất nhiên khi các địa chỉ IPv6 được viết ra thì chúng thường được diễn tả với một loạt con số 0 đã bị triệt tiêu. Chính vì vậy, một công thức viết tắt đúng kỹ thuật địa chỉ này là:
Fe80::23a1:b152
Khi các địa chỉ đã diễn tả với các số 0 đã bị triệt tiêu, thì địa chỉ đầu tiên trông giống như bất kỳ địa chỉ IPv6 nào. Nhớ rằng bạn có thể nói được sự khác nhau giữa một địa chỉ unicast liên kết cục bộ với các địa chỉ khác bởi vì một địa chỉ unicast cục bộ sẽ luôn luôn bắt đầu với fe80.
Kết luận
'Vài tuần nữa thế giới sẽ hết địa chỉ Internet'
vnexpress-Cha đẻ của Internet, hiện làm việc tại Google, cho rằng việc kho địa chỉ IP sẽ cạn kiệt chỉ trong thời gian ngắn nữa hoàn toàn là lỗi của ông.
Vint Cerf, cha đẻ của Internet. Ảnh: The Age. |
Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011
Camera nhỏ bằng nửa sạc pin
vnexpress-Dù chỉ bé như cục tẩy và có thể đeo vào móc chìa khóa, máy ảnh tí hon này vẫn được trang bị các ống kính rời giống như dòng DSLR.
Xem ảnh ChoBi Cam One |
Video quay thử bằng ChoBi Cam One |