Chỉ với vài mảnh bìa và giấy, chúng ta có thể tạo ra 1 màn trình diễn ảo giác thật khó tin :D
Tin tức công nghệ, khoa học kỹ thuật mới nhất tại Việt Nam & các nước trên thế giới. Cập nhật những bài viết về kinh nghiệm, thủ thuật, sản phẩm mới, tin công ...
Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010
Clip ảo thuật: Màn tạo ảo giác độc đáo từ bìa
Cảnh tượng hiếm gặp khi cá sấu tấn công voi
Khi đang chụp ảnh đàn voi ở châu Phi đi uống nước, một thợ ảnh không chuyên đã ghi lại hình ảnh hiếm gặp khi cá sấu tấn công voi.
Thợ ảnh Johan Opperman đã chứng kiến vụ tấn công tại châu Phi.Một chú voi con trong đàn đã đi ra rìa mương để uống nước và bị con cá sấu cắn đúng vào vòi lôi đi, hòng ăn thịt con voi. Các chuyên gia cho biết hành động này của cá sấu hiếm khi xảy ra.
Khi nghe tiếng kêu cứu của voi con, cả đàn voi đã ngay lập tức chạy đến cứu. Tất cả đã dọa con cá sấu bằng cách kêu lên và chạy xung quanh. Loài voi vốn nổi tiếng là rất biết bảo vệ voi con.
Sau đó, cả đàn ở lại với voi con một lúc để chắc chắn rằng không còn gì nguy hiểm. Khi mọi chuyện đã ổn, đàn voi đã tiếp tục đi qua mương, cách nơi con cá sấu đã ẩn nấp vài mét.
Cả đàn đi qua một con mương.
Chú voi con đang uống nước thì bất ngờ bị cá sấu cắn lấy vòi.
Theo Telegraph
Bắt được cá khổng lồ có hàm răng sắc nhọn
Một người Anh đã bắt được một con cá hổ khổng lồ với hàm răng sắc nhọn trong chuyến thám hiểm đánh bắt cá trên sông Congo ở Châu Phi.Con cá hổ cỡ bự này là một trong những loài cá nước ngọt đáng sợ trên thế giới. Nó có 32 cái răng với kích cỡ ngang với răng của loài cá mập trắng lớn. Nó có thể tấn công người và thậm chí cả cá sấu. Con cá này có thể là loài cá nguy hiểm chết người và lớn hơn nhiều so với loài cá piranha (cá có răng).
Ông Jeremy Wade, 52 tuổi, người bắt được con cá đồng thời là người dẫn chương trình River Monsters của đài ITV, cho biết ông đã phải rất cẩn thận trong khi vật lộn với con cá nặng hơn 45kg và dài 1,5m.
Ông Wade nói: "Đây là một con cá piranha khổng lồ. Nó khá hung bạo".Ông Wade cho biêt thêm rằng ông đã dùng một con cá trê cỡ lớn làm mồi và cần câu thẳng nặng hơn 90kg để nhử những con cá hổ. Do con cá quá yếu nên ông Wade sau đó đã tặng lại nó cho người dân bản địa vì để làm thịt.Theo DM
Chó đi bằng hai chân điêu luyện
Một chú chó tên gọi Lu Lu, ở Hà Nam, Trung Quốc rất thích đi dạo bằng hai chân sau.
Chú chó Lu Lu, 18 tháng tuổi, được chủ dạy đi bằng hai chân sau và giữ đồ vật ở chân trước.Ông chủ Zhou Guanshun chia sẻ: "Một người bạn đã tặng Lu Lu cho chúng tôi và ngay lập tức, tôi thấy yêu quý chú chó này. Lu Lu học đi ở tư thế đứng thẳng khi mới chỉ 4 tháng tuổi và từ đó, chú không ngừng luyện tập".
Ông Zhou, một giáo viên nghỉ hưu, cũng tiết lộ rằng, Lu Lu dành hầu hết thời gian để đứng trên hai chân. Thậm chí khi nghỉ ngơi, nó cũng thích ngồi bằng hai chân sau.
Mỗi sáng, ông Zhou lại đưa Lu Lu đến quảng trường Thế Kỷ để đi dạo. Tại đây, chú chó ngộ nghĩnh này trở thành ngôi sao, được những người đi tập thể dục yêu mến và tặng cho rất nhiều bim bim.
Cứ đà này, trong tương lai. Chó có thể làm được nhiều việc như người :))
Cơ bản về HD video
(Tinhte)Ánh sáng, camera, action!
Trong vài năm qua trở lại đây, ranh giới giữa video và ảnh tĩnh dường như đang mờ dần. Điều này cũng không quá đáng ngạc nhiên: trong thời đại mà máy quay và máy ảnh tĩnh có chung rất nhiều công nghệ cơ bản cũng như tính năng và mục đích sử dụng thì sự khác biệt hầu như không còn. Khác nhau giữa chúng có hay chăng chỉ là các bộ phận phần cứng cũng như phần mềm riêng biệt dành riêng cho hình ảnh động hay tĩnh mà thôi.
Tính năng quay phim đã từ lâu trở thành một tính năng tiêu chuẩn, ngay cả trên các máy ảnh compact rẻ nhất. Và giờ đây chính sự phát triển vượt bậc của công nghệ tivi độ nét cao (High Definition TV) cùng với tiến bộ trong công nghệ cảm biến máy ảnh/máy quay đã trở thành một động lực lớn cho sự ra đời của hàng loạt máy chụp ảnh kĩ thuật số tích hợp tính năng quay video HD.
Thời kì của những chiếc máy ảnh HDSLR (High Definition Single Lens Reflex)
Từ nhiều năm nay máy ảnh kỹ thuật số bỏ túi (compact) đã có tính năng quay video với độ phân giải tối đa khoảng 640 x 480 pixel (chuẩn VGA) tốc độ 15 hoặc 30 fps (tức 15-30 khung hình/giây - frame per second). Các chế độ quay phim này thường đã quá đủ cho nhu cầu của chúng ta cho việc lưu trữ các thước phim kỉ niệm hay gửi đính kèm email, nhưng chắc chắn lại chưa thể đủ đẹp hay nét để xem trên một màn hình HDTV lớn. Chính vì thế, để lấp đầy khoảng trống đó, thế hệ mới của máy ảnh - cả compact và DSLR - đã xuất hiện với khả năng thu video độ nét cao gần như ảnh chụp tĩnh.
Năm 2008 Nikon giới thiệu D90 - máy ảnh DSLR đầu tiên trên thế giới có khả năng quay video độ nét cao High Definition (HD), tạo nên một cuộc chạy đua của nhà sản xuất máy ảnh SLR khác. Tại thời điểm đó, mặc dù một số máy ảnh DSLR chuyên nghiệp có khả năng chụp lên đến 10 khung hình/giây, tốc độ này chưa thể đủ để xuất thành video. Các video hành động muốn mượt mà cần phải được quay với tốc độ 25-30 khung hình/giây - những máy ảnh DSLR không thể lật gương nhanh đến thế được. Để giải quyết vấn đề này, thế hệ máy ảnh mới nhất đã có thể hoặc giữ gương lật lên và quay video liên tục thẳng lên cảm biến hoặc, với trường hợp máy ảnh thay ống kính, loại bỏ gương hoàn toàn. Và ở đây, những chiếc máy mà chúng tôi gọi là HDSLR (High Definition Single Lens Reflex) sử dụng chức năng Live View của cảm biến quay video, tức là sẽ cho gương lật lên trong suốt lúc sử dụng chức năng quay video.
Nhiều dòng máy compact cao cấp hiện đã có thể quay phim chuẩn HD (thường là 720p, tức độ phân giải 1280x720 pixel), và đồng thời cũng đã có nhiều nhà sản xuất lớn giới thiệu những chiếc máy ảnh DSLR quay phim HD. Những thước phim quay từ một chiếc DLSR đem lại cho ta khả năng sáng tạo cao nhất với những tùy chỉnh thường thấy trên một chiếc máy DSLR như khả năng kiểm soát độ sâu trường ảnh (DOF - depth of field) và độ phơi sáng (exposure) hay cả khả năng sử dụng những ống kính đặc biệt (fish-eye chẳng hạn).
Dưới đây là một bảng các lựa chọn của HDSLRs của Tháng 11 năm 2009:
Liệu rằng những thiết bị này sẽ thay thế được những chiếc máy quay phim truyền thống?
Chúng ta không thể phủ nhận sự cuốn hút của những thiết bị kết hợp cả chụp ảnh và quay phim độ nét cao (đặc biệt là những chiếc DSLR có thể thay đổi ống kính cùng với các tùy chỉnh cao cấp), nhưng không thể không nhắc đến những điểm yếu của dòng máy này so với những chiếc máy quay phim chuyên dụng, nhất là ở những máy chuyên dụng dòng trung và cao cấp, những dòng máy ta có thể điều khiển cả âm thanh và hình ảnh ở mức nâng cao hơn.
Sau đây là cơ bản về những điểm mạnh, yếu của DSLR so với máy quay chuyên dụng:
Lợi thế
- Chất lượng ảnh tĩnh tốt
- Lấy nét ảnh tĩnh nhanh
- Ống kính thay đổi được (chú ý là một số máy quay cao cấp có thể thay ống kính)
- Kiểm soát được độ sâu trường ảnh (DOF - depth of field )
- Quản lí file dễ dàng với thẻ nhớ
- Kích thước bé hơn so với các máy quay chuyên dụng tầm trung
Bất lợi
- Chất lượng quay phim chưa thể bằng máy chuyên dụng
- Không có autofocus khi quay phim hoặc chức năng này còn hạn chế
- Thời lượng clip bị giới hạn
- Không có thiết bị lưu trữ trong với bộ nhớ lớn (như ổ cứng)
- Thiết kế không chuyên dụng cho việc quay video (thiết kế cho tư thế cầm)
- Chất lượng âm thanh chưa tốt (phần cứng âm thanh nghèo nàn)
- Không có zoom số
Cách quay
Để quay phim một cách hiệu quả nhất với máy HDSLR, tốt nhất là chúng ta nên thay đổi thói quen cũng như kĩ thuật chụp ảnh, đơn giản bởi vì HDSLR tự nó chưa thực sự thích hợp với việc quay video (thiết kế, phần cứng kĩ thuật…).
Thứ nhất, việc xem ảnh/video với màn hình LCD lúc nắng gắt rất khó chịu. Thường thì bạn sẽ không thấy gì nếu màn hình quá tối, nếu được cũng sẽ rất khó khăn và dễ có những lầm tưởng về màu sắc cũng như độ sáng của ảnh. Sử dụng màn hình LCD để ngắm và quay còn có nghĩa là bạn phải giữ máy ảnh ở một khoảng cách nào đó với cơ thể, và phải cầm tay: đây không phải là cách lý tưởng để giữ bất kỳ máy ảnh nào và dễ gây rung cho ảnh và video. Một chân máy tốt sẽ xử lí được vấn đề nhưng điều này cũng có thể đồng nghĩa với việc mất đi cảm giác tự do khi sử dụng máy ảnh.
Thêm một điều nữa, khi bạn panning (lia máy) quá nhanh có thể làm mờ hình ảnh, một phần là vì những hình ảnh này được nén chuẩn MPEG - một khung hình chính được quay và sau đó trình tự tiếp theo của 11 khung hình sẽ sử dụng khung hình chính này làm một tham chiếu, các khung hình như thế được gọi là LGOP (Long Group of Pictures). Lia máy chậm rãi trên chân máy, máy sẽ cho ra kết quả tốt nhất. Hãy cố giữ cho thời gian lia lên khoảng 7 giây, khi đó không những ảnh sẽ không bị méo, mờ. Các máy ảnh hiện nay hầu hết sử dụng cảm biến CMOS, hình ảnh nhận được trên cảm biến sẽ được ghi từ trên xuống. Do vậy, máy sẽ gây biến dạng khi panning bởi phần dưới cùng của cảm biến sẽ nhận được ánh sáng sau phần trên, vậy nếu bạn có panning quá nhanh sau đó bạn có thể nhận thấy các đường thẳng đứng bị méo (gọi là 'hiệu ứng jello').
Hình ảnh bị méo khi quay phim trên Nikon D90
Lấy nét và độ phơi sáng
Chẳng ai thích xem một đoạn phim hay nói độ phân giải cao nhưng lại mờ và mất nét, đặc biệt là khi xem trên những màn hình lớn tầm 50 inch. Cách tốt nhất đảm bảo cho video sắc nét là thiết lập lấy nét đúng vào chủ thể trước khi chuyển sang chế độ Live View. Mặc dù một số SLR cho phép bạn tự động lấy nét trong chế độ Live View (bao gồm cả quay phim), chức năng này có thể nói là khá chậm và bạn cũng chẳng nên dùng mà nên sử dụng chế độ lấy nét tay (Manual focus).
Phơi sáng tự động (Auto Exposure) vẫn hoạt động trong khi quay phim. Xét sơ qua thì chức năng này có thể được xem là một chức năng hữu dụng, nhưng bất cứ thay đổi nào trong độ phơi sáng trong clip sẽ được rất dễ để ý. Phương pháp tốt nhất là khóa exposure trước khi bắt đầu ghi lại các video. Các tay quay phim chuyên nghiệp hiếm khi sử dụng chức năng tự động lấy nét hoặc phơi sáng tự động, đơn giản là vì họ biết rằng sửa lỗi phơi sáng trên toàn bộ đoạn phim còn dễ và nhanh hơn là cố gắng sửa các phân đoạn nhỏ khác nhau trong cả một clip.
Độ sâu trường ảnh (DOF - Depth of Field)
Khác biệt lớn nhất giữa máy quay chuyên dụng và máy HDSLR là kích thước cảm biến, một phần quan trọng trong kích thước cảm biến chính là khả năng thể hiện DOF. Như trên hình, hầu hết máy quay chỉ có cảm biến CCD kích thước 1/3 tới 2/3 inch.
Một trong những lợi thế chính khi sử dụng một máy HDSLR là khả năng điều khiển được độ sâu trường ảnh, đặc biệt là khi sử dụng các máy HDSLR full-frame như Canon 5D Mark II hay Nikon D3S. Kích thước cảm biến lớn hơn sẽ cho bạn độ sâu trường ảnh tốt hơn, nhưng điều này cũng có nghĩa là việc lấy nét vào chủ thể phải vô cùng thận trọng: với độ sâu trường ảnh quá nông, việc ảnh bị out nét hay mờ do lấy nét sai là rất dễ xảy ra. Các cảm biến kích cỡ nhỏ hơn (được sử dụng trong máy ảnh compact và máy quay) giảm bớt được vấn đề về nét vì DOF lúc này sẽ sâu hơn. Một điều cần chú ý khác là bụi trên ống kính: bạn nên thường xuyên rũ/lau bụi ra khỏi ống kính vì bụi có thể gây ra việc lấy nét sai.
Âm thanh
Hầu hết các nhà sản xuất chưa chú tâm đến chất lượng âm thanh của máy ảnh HDSLR. Video thường được sử dụng âm thanh ở 48 KHz, trong khi Canon và Olympus chọn 44.1kHz còn Nikon là 11kHz. Riêng Panasonic thì sử dụng dải 48 kHz cho phần lớn máy ảnh của họ. Âm thanh dường như chỉ được các nhà sản xuất coi là một tính năng mang tính "thêm vào cho đủ gia vị" với tầm quan trọng rất ít, hầu như cung cấp không có hoặc rất hạn chế tính năng tùy chỉnh âm thanh. Điều này có thể xem là một thiếu sót lớn bởi âm thanh là một yếu tố quan trọng trong mọi video.
Một số dòng máy đã tích hợp micro nổi trong khi hầu hết còn lại sử dụng một micro mono nhỏ trên thân máy. Loại micro nổi này có lợi điểm ghi âm tốt hơn, nhưng không phải không có nhược: nó sẽ ghi âm cả những thứ ngoài ý muốn. Tuy nhiên, một vài máy ảnh hiện nay đã có sẵn một đường cắm âm thanh để bạn có thể sử dụng micro chuyên nghiệp gắn ngoài.
Độ phân giải video
Có lẽ chỉ mới cách đây 10 năm thì một đầu máy VCR còn là xa xỉ đối với các gia đình và chúng ta chỉ có hai dạng video (analog) là VHS và Betamax. Lúc đó không ai để ý tới con số pixel hay độ phân giải. Nhưng với lịch sử phát triển công nghệ thì thời kì đó đã qua lâu rồi. Giờ đây chúng ta đã quá quen với các cụm từ "điểm ảnh" hay "độ phân giải", và xu hướng thị trường cũng như thị hiếu của người dùng đều nhắm đến định dạng video độ nét cao (HD).
Sau đây là phân loại về video dựa trên độ phân giải:
* Full HD (1080p): 1920x1080 pixel, hiện là chuẩn video có độ phân giải lớn nhất hiện nay. Chuẩn Full HD cho chất lượng tuyệt vời khi xem trên màn hình Plasma hay LCD kích thước lớn. Nhược điểm: yêu cầu cấu hình mạnh để có thể xử lí được.
- HD (720p): 1280x720 pixel. Dù kích thước không lớn bằng Full-HD nhưng 720p vẫn đem đến chất lượng hình ảnh nổi bật. Nếu bạn dự định sản xuất đĩa DVD hoặc muốn tải lên web thì 1280 x 720 là một lựa chọn tốt.
- HDV. (High Definition Video): định dạng này chủ yếu được sử dụng trên máy quay băng. Định dạng là 1440 x 1080 Anamorphic (phim chiếu sai). Sau khi tải về các khung hình sẽ mở rộng thành Full-HD (1920 x 1080), nhưng vì hình ảnh được "bóp" lại theo chiều ngang trên nó có thể mất đi một phần độ nét.
- SD (Standard Definition): 720 x 480 pixel (NTSC - Bắc Mỹ) hoặc 720 x 576 pixel (PAL - Châu Âu). Hầu như tất cả các đĩa DVD thương mại được sản xuất dưới dạng SD. Định dạng hình ảnh có thể là 4:3 hoặc 16:9.
- VGA (Video Graphics Array): 640 x 480 pixel. VGA đã được sử dụng từ rất lâu cho các dạng video trên web, gửi như file đính kèm qua email, trong thuyết trình. Với độ phân giải này thì video chưa thể gọi là sắc nét được, và nếu so với các chuẩn HD thì sẽ là một trời một vực. Nói chung VGA cho phép quay phim lâu hơn nhưng chất lượng thấp hơn. Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số đều có tùy chọn VGA. Ngoài ra còn có một chuẩn khác là SVGA (Super VGA) với độ phân giải 800x600.
Trên TV, một video VGA được tự phóng to ra toàn màn hình xem sẽ có vẻ dễ chịu hơn khi xem trên máy vi tính với màn hình LCD 20 inch. Nếu phóng to video ra toàn màn hình trên máy vi tính, bạn sẽ thấy video "bể" ra thấy rõ. Ta có thể lí giải điều này như sau: màn hình máy tính thường có độ phân giải cao hơn so với độ phân giải của TV nên khi chơi video độ phân giải thấp thì màn hình có độ phân giải thấp hơn sẽ cho cảm giác ít bể hơn; tuy nhiên, lí do chủ yếu của việc này mà ít ai biết tới đó là do người xem thường xem màn hình máy vi tính ở khoảng cách rất gần và họ sẽ để ý được nhiều chi tiết hơn, ở đây là các chi tiết bể và kém nét của video.
Định dạng video: Motion JPEG, MPEG hay AVCHD?
Đa số các máy ảnh kỹ thuật số hiện nay vẫn còn quay phim dạng JPEG chuyển động như nhiều năm trước đây. Như tên của nó, chuẩn JPEG chuyển động (Motion-JPEG hay M-JPEG) nén mỗi khung hình riêng lẻ thành một ảnh JPEG. So với các hệ thống tập tin video tiên tiến hơn, M-JPEG cho ra tập tin tương đối lớn, nhưng chất lượng hình ảnh thường là rất tốt, các tập tin có thể được xem trên hầu hết bất cứ máy tính nào mà không cần phần mềm bổ sung. M-JPEG phim thường được lưu dưới dạng video QuickTime (. MOV) hoặc chuẩn nén AVI.
Lý do chính nhà sản xuất chọn M-JPEG là chi phí: nó không yêu cầu bất kỳ phần cứng bổ sung trong máy ảnh hay lệ phí giấy phép nào. Tuy nhiên, vì nhu cầu về chất lượng video ngày càng tăng, các nhà sản xuất càng hướng đến hệ thống nén tinh vi hơn, cụ thể là MPEG-4 (thường sử dụng codec H.264) vì MPEG-4 có chỉ số bit rate cao hơn nhưng lại cho ra file kích thước bé hơn. Máy có cảm biến loại Micro Four Thirds của Panasonic cũng như nhiều máy quay phim kỹ thuật số khác sử dụng hệ thống AVCHD dựa trên nén MPEG-4/H.264 nhưng sử dụng một hệ thống thư mục phức tạp tương tự như đĩa Blu-ray (tuy không toàn toàn giống nhau).
Hiện nay, tất cả các máy HDSLR quay phim với chế độ Progressive. Chế độ Progressive có nghĩa là mỗi khung hình đều là một bức ảnh hoàn chỉnh (biểu thị ở chữ "p'' ở cuối các tên kích thước video). Còn một chế độ quay khác là Interlaced. Chế độ này thường có số lượng khung hình cao hơn gấp đôi Progressive, biểu thị bằng chữ "i" sau chỉ số khung hình/giây (60i hoặc 50i) nhưng mỗi khung hình chỉ chứa một nửa thông tin hình ảnh (được gọi là field, 50i nghĩa là 50 Interlaced fields), gồm 2 loại là Upper (frame phía trên) và Lower (frame phía dưới). Cứ mỗi 2 frame sẽ được kết hợp lại bằng cách chồng lên nhau để tạo nên một frame hoàn chỉnh. Chế độ Interlaced cho ra phim hành động mượt mà hơn nhưng vẫn có thể để lại hiệu ứng tách hình. Chế độ Interlaced thường được sử dụng trên máy quay phim hơn.
Một frame từ video quay với chế độ Interlaced xảy ra hiện tượng Upper frame và Lower frame không đồng bộ. Bên phải là ảnh đã quay xử lí filter De-Interlaced trong Photoshop.
Kích thước file
Khi chụp ảnh tĩnh, chúng ta có thể hoặc chụp ảnh chất lượng cao hơn với định dạng RAW kích thước file lớn hoặc chụp được nhiều hình hơn với định dạng nén JPEG. Nhược điểm của JPEG so với RAW là chất lượng thấp hơn, nhưng trong thực tế hầu hết người dùng không nhận thức được sự giảm đáng kể trong chất lượng hình ảnh. Đối với video, chúng ta không có khái niệm nào tương đương với RAW trong chụp ảnh tĩnh, thay vào đó là các loại codec khác nhau được dùng để nén. Một đoạn ngắn video HD có thể chiếm đến vài gigabyte, do đó để phù hợp với các loại thẻ nhớ khác nhau, video HD phải sử dụng một hình thức nén nào đó. MPEG-4 là một lựa chọn phổ biến nhất trong các chuẩn nén. Một đoạn phim khoảng bốn phút quay với chuẩn Full-HD (1920 x 1080) nếu sử dụng chuẩn nén MPEG-4 chiếm 1.048 MB (tức chỉ hơn 1 GB một chút), trong khi đó đoạn phim tương tự nếu không nén sẽ chiếm đến 32.457 GB bộ nhớ. Đó chính là sự khả năng kì diệu của các chuẩn nén. Nhiều máy ảnh tĩnh hiện nay cho phép quay với chuẩn nén AVI hoặc MOV - đây là những chuẩn nén tập tin ít phức tạp hơn nhưng đồng thời cũng ít hiệu quả hơn.
Chỉnh sửa Video
Có rất nhiều ứng dụng chỉnh sửa video dành người tiêu dùng không chuyên như iMovie (Mac), Adobe Premiere Elements 8, hay Corel X2 Studio Video. Các ứng dụng phổ biến cung cấp nhiều trình wizard (chỉnh sửa theo từng bước với các tùy chọn) giúp bạn có được sản phẩm video sau chỉnh sửa như ý mà lại tốn rất ít thời gian. Để chỉnh sửa chuyên nghiệp hơn, bạn nên biết đến các phần mềm Final Cut Pro (Mac), Adobe Premiere Pro CS4, Avid, Sony Vegas, Adobe After Effects CS4 v.v... Để sử dụng các phần mềm cao cấp này bạn cần phải bỏ ra một khoảng thời gian cũng như cố gắng khá lớn, nhưng những tác phẩm bạn cho ra sẽ vô cùng tuyệt vời. Bạn có thể áp dụng nhiều hơn hoặc ít hơn các công cụ chỉnh sửa màu, chẳng hạn như Color Balance (cân bằng màu), Hue (sắc độ), Saturation (độ đậm nhạt), Curves, v.v... Thêm một ca khúc nhạc và sau đó export video ra, ghi lại thành DVD hay upload lên các trang chia sẻ video trên Internet.
Giống như những ảnh tĩnh JPEG, TIFF, PSD, GIF, v.v... video cũng có thể xuất ra với các định dạng khác nhau gọi là "Wrappers". Mỗi video có thể được "wrap" trong một định dạng để đọc được bởi một trình chơi video nào đó, có thể là một tập tin MOV cho QuickTime, WMV cho Windows Media Player, Flash FLV cho Flash Player, v.v... Bạn có thể lựa chọn định dạng xuất ra cho video sau khi sau khi bạn đã hoàn thành việc chỉnh sửa tập tin và sẵn sàng để xuất nó. Bạn cũng sẽ được cung cấp một danh sách dài những codec đầu ra, chúng sẽ xác định video sẽ được nén như thế nào.
Các tiêu chuẩn cho TV
Tại Bắc Mỹ, các thiết bị gia dụng sử dụng tiêu chuẩn NTSC (National Television System Committee) có thể chạy video tại 29,97fps (thường được gọi là 30fps). Hầu hết các nước Châu Âu và Vương quốc Anh sử dụng tiêu chuẩn truyền hình PAL (Phase Alternating Line), tốc độ 25fps. Bạn có thể chơi các DVD chuẩn NTSC trên các bộ TV sử dụng chuẩn PAL, nhưng bạn không thể chơi DVD chuẩn PAL trên TV NTSC. Còn một tùy chọn khác là sử dụng chuẩn 24fps, chính là tốc độ quay của phim điện ảnh (thực ra là 23.976fps), hầu như tất cả TV có thể phát ở tốc độ này.
Bản đồ phân chia NTSC và PAL:
Tái hiện các nhân vật nổi tiếng từ... thuốc
Những bức chân dung độc đáo, tái hiện các ngôi sao nổi tiếng, chính khách thế giới từ hàng nghìn viên thuốc đủ màu.
Theo Funfact
Những quả bí ngô Halloween sắc màu công nghệ
Hòa mình vào không khí ngày lễ truyền thống Halloween đang tràn ngập khắp nơi, nhiều fans cuồng công nghệ hưởng ứng bằng cách dành thời gian đục đẽo những quả bí ngô thành nhân vật ưa thích của mình. Dưới đây là những sản phẩm tiêu biểu nhất mùa ma quỷ năm nay.