ICTnews – Thiết kế mềm dẻo, vi xử lý lõi tứ (quad-core) và thậm chí cả trí thông minh nhân tạo hứa hẹn sẽ có trên smartphone trong 5 hoặc 10 năm tới.
Thiết kế mềm dẻo
Trong loạt phim hoạt hình Futurama, nhân vật Amy có một chiếc điện thoại cầm tay nhỏ đến nỗi có thể nuốt chửng được. Mặc dù công nghệ cho điện thoài đang ngày càng nhỏ hơn (công nghệ nano), nhưng những chiếc điện thoại quá nhỏ đến nỗi khó có thể nhìn thấy được sẽ không thể xuất hiện trong thời gian tới.
Theo ông Ramon Llamas, một nghiên cứu cấp cao tại IDC Mobile Devices Technology and Trends (Công nghệ và Xu hướng các thiết bị di động IDC), những chiếc smartphone vẫn có kích cỡ màn hình khoảng từ 3,7 inch đến 4,3 inch. Chúng có thể mỏng hơn và nhẹ hơn, nhưng không thể “siêu tí hon”.
Nếu như vậy, người sử dụng sẽ không có đủ không gian màn hình làm việc, vì vậy mà các nhà sản xuất thường cố làm cho màn hình rộng ra nhất có thể khi vẫn phải giữ nguyên kích cỡ “bỏ túi được”.
Thiết kế màn hình kép hay gập là một giải pháp hay nhưng phần mềm lại gặp phải vấn đề khi tương tác. Tuy nhiên, chúng ta có thể mong đợi một chiếc smartphone có thiết kế tương tự như vậy nhưng hoạt động tốt hơn trong khoảng 5 năm tới, ông Ramon Llamas cho biết.
Llamas cũng hy vọng có thể thấy những chiếc điện thoại đeo tay trong tương lai như kiểu điện thoại đeo tay của James Bond. Và tương lai của điện thoại sẽ không chỉ giới hạn ở đó, bạn cũng có thể uốn cong, gấp và tạo hình chiếc điện thoại theo cách mà bạn muốn. Sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể chuyển chiếc điện thoại đeo tay của mình thành điện thoại màn hình cảm ứng với đủ bàn phím và sau đó gập lại bỏ vào túi.
Một ví dụ cho chiếc điện thoại đeo tay trong tương lai có thể giống như Nokia Morph. Một thiết bị sử dụng công nghệ nano mềm dẻo và dễ uốn. Morph được cấu tạo từ các protein sợi nhỏ được dệt thành lưới 3 chiều cho phép uốn cong toàn bộ thiết bị, bao gồm cả màn hình.
Hay gần đây nhất là smartphone mỏng như tờ giấy có thể cuộn lại được và bỏ vào túi quần mà Human Media Lab vừa mới công bố. Năm 2008, HP và trung tâm nghiên cứu Màn hình dẻo (Flexible Display Center) tại trường đại học Arizona State cũng tiết lộ một nguyên mẫu màn hình dẻo sử dụng công nghệ in thạch bản SAIL (self-aligned imprint lithography SAIL technology). Những màn hình mỏng như giấy này được làm hoàn toàn bằng nhựa nên rất bền và dẻo.
NFC, AR, trí thông minh nhân tạo?
NFC
Công nghệ giao tiếp khoảng cách gần NFC (near-field communication) cho phép bạn đơn giản hóa việc trao đổi và truyền dữ liệu hay kết nối, khi muốn trao đổi bạn chỉ cần chạm điện thoại của mình vào chiếc điện thoại khác. Hiện hầu hết điện thoại Android 2.3, hay Gingerbread đang chạy hỗ trợ NFC, nhưng chỉ có một số smartphone, đáng chú ý nhất là Nexus S có chip NFC. Hơn nữa, NFC còn được sử dụng cho việc thanh toán di động.
Google đang có kế hoạch lớn để áp dụng NFC có hiệu quả hơn vào bản cập nhật Android sắp tới có tên gọi là Ice Cream Sandwich. Một trong những mục tiêu của Google đối với Ice Cream Sandwich là “tương tác 0 click”, nghĩa là bạn có thể kết nối mạng đồng đẳng (peer-to-peer) qua NFC bằng cách để cho 2 chiếc điện thoại quay lưng vào nhau. Bạn còn có thể trao đổi thông tin, các trang mạng, video Youtube và nhiều nội dung khác mà không cần cài một ứng dụng nào khác.
Tại hội nghị các nhà phát triển của Google I/O năm 2011, công ty này đã trình diễn một số thử nghiệm rất tuyệt có thể thực hiện được với NFC trên Android. Ví dụ như Sticky Notes, cho phép người sử dụng gửi cho nhau các ghi chú bằng cách chạm điện thoại vào nhau. Hay Google Talk Portal, cho phép bạn chat video ngẫu nhiên với các thiết bị khác khi bạn chạm điện thoại vào nhãn NFC.
AR-Công nghệ tích hợp thực tế ảo
Smartphone trong tương lai còn có thể áp dụng được những tính năng tuyệt vời của Augmented Reality (AR), công nghệ cho phép con người nhìn những vật trong thế giới thật thông qua một thiết bị điện tử nào đó. Khi đó ngoài những gì mắt thường nhìn thấy, thiết bị điện tử này còn sử dụng tín hiệu từ hình ảnh thực tế thông qua định vị GPS, camera, micro rồi cung cấp cho người dùng những thông tin cụ thể, chi tiết về vật đó.
Trí thông minh nhân tạo
Smartphone với trí tuệ nhân tạo? Các nhà nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ nói (Spoken Language Systems) của Phòng thí nghiệm Khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo (Computer Science và Artificial Intelligence Laboratory) tại MIT, đã phát triển một hệ thống di động có thể quét những đánh giá của người sử dụng trên các trang như Citysearch hay Yelp, sau đó lấy những thông tin hữu ích và làm cho các thông tin đó có thể tìm kiếm được trên mạng.
Ông Lin Zhong, giáo sư về chương trình khoa học máy tính của trường đại học Rices, điện thoại và các ứng dụng của tương lai sẽ có thể thu thập, phân tích, và cung cấp các dữ liệu liên quan cho người sử dụng.
Chip “siêu đẳng”
Tuần trước Qualcomm thông báo đang có kế hạch bán ra bộ vi xử lý smartphone lõi tứ tốc độ 2.5GHz vào đầu năm tới. Theo Qualcomm, bộ vi xử lý này sẽ có Wi-Fi, GPS, Bluetooth, đài FM; hình ảnh/video 3D nổi và hỗ trợ NFC mạng LTE - Long Term Evolution (Tiến hóa lâu dài). Điện thoại có chip khủng như vậy có thể sẽ xuất hiện trong 1 năm nữa, vậy sau 5 năm nữa thì sẽ thế nào?
Đầu năm nay, Nvidia cũng đã thông báo về Tegra roadmap” cũng có lõi tứ sẽ được ứng dụng cho smartphone vào đầu năm 2010. Hệ thống này có tên gọi là "Kal-El" nhanh gấp 5 lần so với Tegra 2.
Tuy nhiên, khi vi xử lý hoạt động càng mạnh và smartphone dần chuyển sang công nghệ LTE, một hệ thống công nghệ được phát triển từ nhóm công nghệ GSM/UMTS, thì nhu cầu về tuổi thọ pin lại càng cao. Các sản phẩm sạc pin di động cũng đang được phát triển bao gồm cả vỏ điện thoại có kèm pin bổ sung.
Trên đây chỉ đề cập tới thiết kế và các tính năng, còn nhiều yếu tố khác nữa như hệ điều hành, nhà cung cấp, mạng cũng hứa hẹn sẽ rất khác sau 5 năm nữa. Vậy chắc chắn smartphone tương lai sẽ rất khác biệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét