Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Yahoo 'mua lại dịch vụ blog Tumblr'

Đây được cho là thương vụ có giá trị lớn nhất của bà Marrisa Mayer kể từ khi về lãnh đạo Yahoo
Ban lãnh đạo của Yahoo đã thông qua kế hoạch mua lại dịch vụ blog Tumblr với giá 1,1 tỷ đôla, truyền thông Hoa Kỳ cho biết.

Vụ thâu tóm này sẽ được công bố vào thứ Hai ngày 20/5.

Đây là một quyết định đã được thông qua từ trước và đã được hội đồng quản trị nhất trí, trang blog công nghệ AllThingsD dẫn các nguồn thạo tin cho biết.

Nếu được xác nhận thì đây sẽ là vụ mua bán lớn nhất của giám đốc điều hành Yahoo Marissa Mayer kể từ khi bà lên lãnh đạo Yahoo hồi tháng Bảy năm 2012.

Cả Yahoo và Tumblr đều chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc.

Theo điều khoản chuyển nhượng, Tumblr sẽ tiếp tục hoạt động độc lập, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin giấu tên cho biết.

Tumblr đang được David Karp, 26 tuổi, điều hành. Karp cũng là nhà sáng lập Tumblr vào năm 2007. Ông được cho là sẽ tiếp tục đảm nhiệm vị trí này.

Giới phân tích cho rằng với việc thâu tóm Tumblr, Yahoo sẽ có sự hiện diện lớn trên mạng xã hội để nâng cao khả năng thu hút người dùng trẻ để cạnh tranh với các đối thủ nặng ký như Google và Facebook.
Giá cao

Bà Mayer, trước đây từng tham gia vào ban điều hành Google, đã thực hiện một số vụ thâu tóm kể từ khi lên lãnh đạo Yahoo, tuy nhiên vụ mua bán Tumblr được cho là lớn nhất.

Giá 1,1 tỷ đôla là mức giá khá cao so với 800 triệu đôla mà Tumblr được định giá trong lần gần đây nhất mà họ phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Tumblr kết hợp giữa blog với mạng xã hội, và thiết kế đơn giản của dịch vụ này đã thu hút hàng triệu người dùng.

Theo số liệu từ trang chủ của dịch vụ, hiện Tumblr đã có khoảng 108 triệu blog, với tổng cộng 50,7 tỷ lượt đăng bài.

Dịch vụ này cũng có sự hiện diện khá mạnh trên thiết bị di động.

Tuy nhiên, bất chấp lượng người sử dụng tăng nhanh, Tumblr vẫn chật vật kiếm tiền. Hãng này trước nay vẫn không chịu đăng quảng cáo.

Hiện vẫn chưa rõ liệu thương vụ với Yahoo giúp cho Tumblr có thêm quảng cáo hay không.

Yahoo hiện vẫn là một gã khổng lồ trong thế giới Internet, với khoảng 700 triệu người sử dụng mỗi tháng. Phần lớn doanh thu của công ty này đến từ quảng cáo.

Tuy nhiên Yahoo lại khá yếu trong lĩnh vực di động và thua Google về mặt công cụ tìm kiếm.

Tập đoàn này đã cắt hơn 1.000 việc làm trong năm 2012 và lâu nay vẫn bị chi rẽ về việc nên tập trung vào nội dung hay công nghệ.
Theo BBC

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Adsense cho người dùng tiếng Việt

Ngày 10 tháng 5 vừa qua, Google Adsense chính thức thông báo ra mắt cho người dùng tiếng Việt. Mía Lùi tớ biết tin này, nhưng mãi tới nay mới viết vài dòng này vì muốn trải nghiệm đăng ký trên chính trang này. 

Trên thông báo từ trang blog chính thức Google Adsense, họ nói thị trường Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với tiềm năng to lớn, đầy màu sắc với những đường phố náo nhiệt như thủ đô Hà Nội. Họ không muốn chậm chân bỏ lỡ cơ hội này, và chúng ta, những internet marketer cũng thế! Đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé, đấy là mảnh đất màu mở nhất cho những ai muốn kiếm tiền trên Internet.

Để đăng ký thành công Google Adsense, điều đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu qui luật- chính sách về nội dụng cũng như cách thức hoạt động của họ tại đây!

Bạn đăng ký với Adsense bằng một trang tiếng Việt mà mình sở hữu nhé! Nhớ đăng ký đùng tên và địa chỉ để Google Adsense gởi séc về, hehe.. Đăng ký tại đây! hoặc nếu bạn có blog chạy trên nền blogger.com thì trong admin sẽ có mục đăng ký Adsense, và bạn nên bắt đầu đăng ký từ blog này sẽ dễ dàng được chấp thuận hơn.

Quả thật không có gì dễ dàng, Mía Lùi tớ đã đăng ký nhưng hiện chưa được chấp thuận, Google thông báo "Trang Web không tuân thủ chính sách của Google". Trên diễn đàn Google Adsense hiện không thấy câu hỏi và trả lời bằng tiếng Việt, mặc dù giao diện và mọi thứ điều bằng tiếng Việt. Mía Lùi tớ viết bằng tiếng Việt xem thử việc trả lời như thế nào luôn. 

Hiện đang tìm hiểu bị lỗi ở chỗ nào, sẽ cập nhật tiếp..



Chúc bạn thành công!
Mía Lùi

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Chủ tịch Google: Cần một nút xóa vĩnh viễn trên Internet cho người dùng

Chủ tịch Google cho rằng đã đến lúc cần tạo ra một thứ gì đó giống như nút Delete trên Internet để tránh sự tồn tại dai dẳng của các thông tin nhạy cảm, ảnh hưởng đến cả đời người.

"Việc thiếu nút Delete trên mạng đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Đôi khi, xóa bỏ là điều đúng đắn", Eric Schmidt phát biểu trong một sự kiện ở Đại học New York (Mỹ) tuần này. Nhận xét của ông đã làm nổ ra những cuộc tranh cãi về việc nên hay không nên trang bị chiếc nút bấm quyền năng như vậy cho Internet.

Khi còn trẻ, người ta thường có những hành động dại dột nhằm gây sự chú ý, muốn khẳng định cái tôi hoặc do thiếu suy nghĩ chín chắn. Chúng đôi khi để lại hậu quả, nhưng đa số sau này được nhớ lại như những trò trẻ con bồng bột và điên rồ. Thế nhưng, ở thời đại Internet, điều đó lại gây ra những kết cục khôn lường.

Học sinh đánh nhau, bắt nạt nhau vốn là chuyện muôn thuở, tuy nhiên mọi sự sẽ thay đổi nếu hành động ấy bị quay lại, bị phát tán lên mạng và bị cộng đồng đánh giá. Một anh nhân viên chỉn chu, luôn đóng bộ chỉnh tề và luôn đúng giờ bỗng trở thành kẻ trác táng, sử dụng ma túy trong mắt mọi người khi lúc say xỉn đã khoe lên web rằng "36 giờ trước, tôi đã tham gia một bữa tiệc của những tay chơi. Thật khó từ chối khi một cô gái trẻ xinh đẹp đến bên và đổ một thứ gì đó vào miệng bạn".

Quan điểm của Schmidt bị nhiều người phản bác bởi họ cho rằng "nếu không muốn người khác biết thì tốt nhất là đừng làm". Ở một thế giới khó kiểm soát như Internet, người tham gia phải hiểu rằng một thông tin tưởng chừng vô hại (như những chia sẻ bình thường giữa người thân trong gia đình với nhau) đôi khi không nằm yên trên một trang cá nhân mà bị bóp méo khi lan sang các site khác, nên mỗi người cần tự cân nhắc trước khi phát ngôn trên mạng chứ không nên trông chờ sự trợ giúp của cái gọi là "nút Delete".

Tuy vậy, vẫn có những người tin rằng chức năng xóa vĩnh viễn là cần thiết. Họ lấy ví dụ về Lee David Clayworth, giáo viên 35 tuổi người Canada, bị bạn gái cũ lên mạng sỉ nhục, chửi rủa và đặt điều trong suốt hơn 2 năm. Sau đó tòa án đã lấy lại thanh danh cho anh này còn cô gái kia bị tống giam, nhưng các thông tin vẫn tồn tại trên Internet. "Mọi cánh cửa sự nghiệp như đã đóng sập trước mắt tôi. Internet là một nơi tối tăm. Rất, rất tối... và tôi cảm thấy vô vọng", Clayworth chia sẻ dù anh bị vu khống, các trường học vẫn e ngại khi nhận một giáo viên có hình ảnh không tốt trên web.

Còn một số khác lại lo ngại nếu nút Delete ra đời, nó sẽ bị người ta thao túng, lợi dụng và thế giới Internet sẽ còn hỗn loạn hơn cả hiện nay nữa.
Châu An
Theo VnExpress

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Coi chừng bị móc túi từ Godaddy và các nhà cung cấp domain khác

Với những ai làm blog, niche site hay product launch để kiếm tiền trong một thời gian ngắn, thường hay mua domain sử dụng cho 1 năm. Và thường đăng ký tên miền từ các nhà cung cấp như register.com. networksolutions.com hay godaddy.com vì họ thường có các coupon giảm giá. 

Mía Lùi tớ viết vài dòng này để tự nhắc cho mình và các bạn một điều không mới nhưng chưa hẳn các bạn nhớ thực hiện, bởi mình và một số bạn gặp phải. Tớ đã mất tiền cho Networksolutions khi nó cho đăng ký tên miền với dịch vụ kèm theo là cho đăng ký email free gắn với tên miền. Khi đăng ký xong, tớ không để ý và cũng không dùng cái email này, thế nhưng khi gần hết tháng nó tự động móc túi tớ và lấy 3.99USD phí sử dụng email cho tháng kế tiếp. Nếu như tài khoản paypal của bạn hết tiền, nó yêu cầu paypal rút thẳng từ thẻ ngân hàng của bạn, điều này bạn cũng nên cảnh giác!

Khi đăng ký với các coupon thường mình hay cho qua hay không chú ý cái từ Auto Renew đang ở chế độ On. Vì thế cứ hết năm đăng ký nó tự động móc túi mình lấy tiền mà không hỏi mình. Với những domain mình mua chỉ dụng một năm thì đấy là tiền mất vô lý.

Mía Lùi tớ chụp lại hình ảnh từ Godaddy mà hôm nay tớ nhớ và đã thực hiện. 
Có nút màu xanh này là khi đủ năm nó sẽ tự động móc túi bạn mà không hỏi bạn đấy!
Đã chỉnh lại rồi đây!
Nhớ thực hiện nhé!!

Chúc các bạn ngày vui!
Mía Lùi

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Tìm hiểu về 4K Ultra HD, độ phân giải của thời đại mới


Tim_hieu_ve_4K_tinhte_500px

Tinhte-Ngày nay chúng ta đã quá quen thuộc với cụm từ Full-HD hay 1920 x 1080. Đây là độ phân giảiđã có mặt trên nhiều TV, màn hình máy tính, laptop và mới đây là smartphone và tablet. Nếu bạn lấy 1920 pixel chiều dài nhân với 1080 pixel chiều rộng, chúng ta sẽ có được khoảng 2 triệu điểm ảnh (2 megapixel). Tuy nhiên, có một độ phân giải mới hơn nữa, một độ phân giải có thể mở ra một kỉ nguyên kế tiếp của nội dung và hình ảnh độ nét cao, đó là 4K (hay còn gọi làUltra-HD). Với số điểm ảnh lên đến 8 triệu, tức gấp bốn lần Full-HD, 4K hứa hẹn mang lại những trải nghiệm cao cấp hơn, sắc nét hơn. Trong bài viết bên dưới, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số thông tin liên quan đến chuẩn hình ảnh này.

Sự khác biệt giữa Ultra HD, Quad Full HD, 2160p và DCI là gì?

Tất cả đều được dùng để chỉ độ phân giải 4K, tuy nhiên chúng xuất hiện bởi vì các hãng, các công ty, nhà sản xuất nội dung có cách gọi khác nhau và định nghĩa về số pixel khác nhau một tí.

Trong số đó, Ultra HD, Quad Full-HD có nghĩa như nhau. Ultra High Definition (hoặc Ultra-HD) sẽ là cái tên mà bạn sẽ thấy rất nhiều trong thời gian tới bởi nó đã được Ủy ban Truyền thông Quốc tế (ITU) và Hiệp hội Điện tử Tiêu dùng Hoa kì (CEA) chấp nhận làm tên thương mại cho 4K. Tuy nhiên, chữ 4K sẽ vẫn còn đó và thường thì nó sẽ được đi kèm với chữ Ultra-HD luôn. Ví dụ, Sony tuyên bố họ sẽ gọi các sản phẩm 4K của mình bằng cụm từ "4K Ultra High Definition" bởi hãng cho rằng nó sẽ diễn tả hết được đặc trưng của thiết bị. Nhiều công ty nghe nhìn cũng gắn mác 4K cho nhiều máy quay phim, máy ảnh, TV, máy chiếu bên cạnh chữ Ultra-HD. Đây cũng sẽ là độ phân giải tiêu chuẩn dùng trong những sản phẩm tiêu dùng. Những thứ khác chủ yếu xuất hiện trong các thiết bị điện ảnh và lĩnh vực chuyên nghiệp.

4K-video-resolution-comparison

Để được dán nhãn Ultra HD, các sản phẩm phải có ít nhất một đầu vào tín hiệu hỗ trợ truyền video gốc ở độ phân giải 3840 x 2160 (8,3 megapixel), còn video độ phân giải thấp mà nâng lên 4K thì sẽ không được gọi là Ultra HD. Với các màn hình hoặc máy chiếu, thiết bị phải có từ 8 triệu pixel hiệu dụng trở lên với chiều ngang ít nhất là 3840 pixel, chiều dọc tối thiểu phải là 2160 pixel. CEA cho rằng nhờ có thuật ngữ cũng như các tiêu chuẩn mới mà người tiêu dùng sẽ dễ dàng xác định được sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu của mình trong quá trình chọn mua máy.

Bảng tóm tắt một số độ phân giải 4K đang được dùng trên thị trường

Bang_4K

Lợi ích của độ phân giải 4K?

Ừ thì 4K có độ phân giải cao đấy, khủng đấy, nhưng mà lợi ích của nó là gì? Trước hết, hình ảnh sẽ sắc nét và rõ ràng hơn, các pixel trên màn hình sẽ nhỏ lại và chúng ta sẽ được hiệu ứng tương tự như trên các điện thoại Full-HD hoặc "Retina" hiện nay. Chữ và chi tiết ảnh sẽ được hiển thị tốt hơn, trải nghiệm xem thích thú hơn. Điều này quan trọng bởi vì hiện nay các TV càng ngày càng lớn hơn, chúng ta thậm chí đã có những chiếc TV gia đình với đường chéo màn hình lên đến 84" hay 85".

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng khả năng nhận biết các điểm ảnh của mắt người còn phụ thuộc nhiều vào khoảng cách đến màn hình. Mời các bạn xem qua sơ đồ bên dưới, trục tung là khoảng cách xem, trục hoành là kích cỡ màn hình. Các bạn có thể thấy rằng 4K chỉ thật sự có lợi ở vùng màu xanh lá cây, tức là chúng ta sẽ cần những chiếc TV lớn 50"-140" và khoảng cách xem từ 1,5m đến xấp xỉ 5m. Mảng màu xanh càng lớn thì lơi ích càng nhiều. Chỉ khi nào đạt được yêu cầu này thì trải nghiệm 4K của chúng ta mới thật sự tốt, còn nếu không (rơi vào các vùng màu còn lại trong biểu đồ) thì bạn sẽ chỉ thưởng thức được chất lượng của các màn hình 720p hay 1080p. Lúc đó việc trang bị một màn hình 4K trở nên rất phí phạm.

200ppdengleski

Ngoài ra, nội dung 3D cũng được hưởng lợi rất nhiều khi sử dụng độ phân giải 4K. Hiện tại, những TV 3D hay máy chiếu sử dụng kính phân cực thụ động sẽ cắt hình ảnh Full-HD ra làm hai tương ứng với hai mắt của chúng ta để có thể tạo hiệu ứng nổi. Chính vì thế, chúng ta chỉ nhận được hình ảnh với độ phân giải 960 x 540 (một nửa mỗi chiều của 1920 x 1080) mà thôi, và tất nhiên là ảnh sẽ không thể đẹp như lúc xem 2D rồi. Còn khi áp dụng 4K, hình ảnh 3D xem qua kính thụ động sẽ được chia thành hai ảnh Full-HD 1080p cho mỗi mắt (tức một nửa 4K), tuyệt vời hơn là điều đương nhiên rồi.

Đối với các nhà sản xuất thiết bị, những màn hình 4K thì sẽ dễ sản xuất hơn là áp dụng một công nghệ mới hoàn toàn như OLED, trong khi họ vẫn có thể tiếp thị được nó ra thị trường như một chuẩn nội dung mới hơn, xịn hơn. Như các bạn đã thấy, con số 4K cao hơn những con số khác, và do đó nó dễ dàng được người tiêu dùng cho là "tốt hơn". Chắc chắn rằng khi hỏi độ phân giải 3840 x 2160 với 1920 x 1080 cái nào tốt hơn, nhiều người sẽ trả lời ngay rằng 4K tốt vì nó có nhiều điểm ảnh hơn. Nhân viên bán hàng chắc chắn cũng sẽ tận dụng điểm này để giới thiệu sản phẩm đến bạn. Tuy nhiên, lại một lần nữa, 4K tốt hơn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như vấn đề khoảng cách mà chúng ta đã thảo luận ở trên. Hiện nay cũng có những người tiêu dùng phổ thông nói rằng "Tôi chẳng biết Full-HD là gì, nhưng mà tôi muốn có nó". Điều tương tự nhiều khả năng cũng sẽ diễn ra với 4K Ultra HD.

TV 4K to tới cỡ nào?

Tính đến thời điểm hiện tại, những chiếc Ultra HD TV trên thị trường toàn là những mẫu lớn, chẳng hạn như chiếc Sony 84X9000 84"LG 84LM960V 84"Toshiba 84L9300 cũng 84". Sharp có ICC Purios và Aquos Ultra HD, Samsung thì có TV Ultra HD S9 85" với thiết kế Timeless Gallery độc đáo. Ngoài ra, 4K cũng có mặt trên nhiều TV khác với kích cỡ nhỏ hơn, ví dụ nhưSony XBR-55X900A (55") và XBR-65X900A (65"), Toshiba 4K 65" và 58", Sharp và Sony cũng có những mẫu OLED 4K nhưng chưa rõ bao giờ thì chúng có mặt trên thị trường. Dự đoán rằng trong năm nay và năm sau, càng ngày sẽ có càng nhiều màn hình kích thước vừa (tầm 40" đến 65") với tấm nền Ultra HD được công bố. Xuống nhỏ hơn một chút thì ta có màn hình chuyên nghiệp 4K 32" của Sharp sản xuất bằng tấm nền IGZO.

Tinhte_avshow201_108
TV 4K 84" của LG, đã bán ở Việt Nam với giá 300 triệu và bạn đã có thể mua nếu muốn

DSC_9244
Mẫu TV 4K Sony XBR-65X900A với màn hình 65" và thiết kế độc đáo



      Còn tiếp ( Mời các bạn qua link gốc để đọc bài Full)



    10 điều tuổi trẻ thường lãng phí


    Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.

    Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ…. Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn. 
    10 điều tuổi trẻ thường lãng phí 1
    Thời gian: Mỗi thời khắc “vàng ngọc” qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là “không”, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!
     
    10 điều tuổi trẻ thường lãng phí 2
     
    Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.
    10 điều tuổi trẻ thường lãng phí 3
    Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. “Trẻ ăn chơi, già hối hận” là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.
     
    10 điều tuổi trẻ thường lãng phí 4
     
    Không đọc sách: Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí “nửa cuộc đời” cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!
    10 điều tuổi trẻ thường lãng phí 5
     
    Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.
     
    10 điều tuổi trẻ thường lãng phí 6
     
    Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, “tuổi thọ” của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.
     
    10 điều tuổi trẻ thường lãng phí 7
     
    Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu “chủ nghĩa độc thân”. Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.
     
    10 điều tuổi trẻ thường lãng phí 8
     
    Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: “Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”. Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!
    10 điều tuổi trẻ thường lãng phí 9
     
    Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!
     
    10 điều tuổi trẻ thường lãng phí 10
    theo Kênh 14

    Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

    Mặt trái của MXH lộ rõ sau vụ khủng bố ở Boston

    Sau sự kiện nổ bom khủng bố đẫm máu tại giải Marathon ở Boston, Mỹ, Twitter một lần nữa chứng tỏ là công cụ hàng đầu được lựa chọn không chỉ bởi người dùng mà còn cả nhà chức trách trong việc nắm bắt thông tin và truyền đi thông điệp. Tuy nhiên mọi việc không đơn giản chỉ có như vậy.
    Cập nhật: Đã có những người lợi dụng Twitter tìm cách kiếm tiền bằng cách kêu gọi quyên góp ủng hộ các nạn nhân của vụ đánh bom khủng bố ở Boston. 

    Không lâu sau vụ nổ bom khủng bố giải Marathon ở Boston, nhiều người đã nhận ra Twitter là công cụ tuyệt vời để theo dõi các sự kiện theo thời gian thực, tuy nhiên họ cũng phát hiện nhiều vấn đề tệ hại khác. Có khá nhiều tin tức thất thiệt lan truyền chóng mặt, tương tự như vụ siêu bão Sandy hay vụ xả súng trường học tại Connecticut. Nhưng tài khoản Twitter không được kiểm chứng tung tin như vậy có được coi là một nguồn tin? Twitter có cần thiết phải mạnh tay lọc bỏ những thông tin kiểu như vậy trong những sự kiện nhậy cảm và ưu tiên hơn cho những tin tức được xác minh không? Mathew Ingram, biên tập viên của Paidcontent cho rằng câu trả lời cho cả 2 câu hỏi trên đều là: Không.
    Erik Wemple của tờ Washington Post đã chỉ ra một vài trường hợp Twitter cũng giống như một thanh tra viên tin tức khi có khá nhiều người tỏ ra thận trọng trong việc tweet và retweet chi tiết về vụ nổ. Việc này chỉ ra vấn đề của Twitter khỉ đóng vai trò phương tiện truyền tin, đó là trong các sự kiện nghiêm trọng như thế này, sẽ không có ai có khả năng cũng như đủ nhân lực để xác minh tất cả thông tin. Liệu có quá sớm để suy đoán về kẻ chủ mưu hay con số chi tiết về số người bị thương? Nguồn nào là đáng tin cậy, nguồn nào không khi phát tán lại tin? Liệu mọi thứ đã được xác nhận? Có ổn không khi phát tán những video hay hình ảnh ghê rợn? 

    Báo chí đưa tin thời gian thực và những sai phạm
    Các thách thức kể trên cũng giống như những thách thức mà CNN gặp phải khi đưa các tin tức nóng hổi, nhưng sự khác biệt là CNN có một đội ngũ biên tập viên chuyên nghiệp kỳ cựu để ra quyết định trong việc lựa chọn nguồn tin nào đáng tin tưởng. Tất nhiên đôi khi CNN cũng sai phạm. Twitter thì lại quá đơn giản và người dùng dễ dàng truyền đi thông điệp chỉ bằng 1 cú click chuột. 

    Nhiều người không nghi ngờ gì việc Twitter hiện nay là công cụ tuyệt vời nhất trong việc truyền tin tức nóng hổi giống như hồi điện tín mới ra đời. Thật không may nó cũng là một công cụ tốt cho việc phát tán thông tin thất thiệt. Cách mà tin tức hoạt động ngày nay đó là tin tức sẽ đến với người nào quan tâm và ai cũng có khả năng tái xuất bản tin tức để đưa nó đi xa hơn. 

    Sẽ rất ổn nếu Twitter có thể xác minh nguồn tin và ưu tiên các thông tin được xác nhận. Một giải pháp đơn giản đó là lọc bớt những người không ở gần khu vực xẩy ra sự kiện dựa trên các thông tin địa lý, hoặc một vài phương án xác định độ tin cậy giống các dịch vụ của bên thứ ba như Sulia hay Storyful đã làm. Tuy nhiên liệu Twitter có phải là đơn vị phải chịu trách nhiệm gì ở đây không? 

    Việc xác minh là việc của nhà báo? 

    Tại sao Youtube không bao giờ bị kêu gọi xác minh nguồn của các video được gửi đi từ Syria, Ai Cập? Hay Google News sắp xếp tin theo độ uy tín? Câu trả lời đơn giản là những dịch vụ như Twitter, Youtube, Google News chỉ là những cỗ máy truyền tin, giống những đường dây điện tín vậy. Việc bắt các dịch vụ này xác minh mọi nguồn thông tin chẳng khác gì bắt AT&T nghe lén tất cả mọi người để xem ai là khủng bố. 

    Thay vì lệ thuộc vào các công cụ truyền tin, có thể giải pháp cho vấn đề này vẫn là dựa vào các nhà báo, những đơn vị truyền thông chuyên nghiệp, kể cả các nhà báo không chuyên, trong việc lọc thông tin trong thời gian thực. Twitter sẽ biến thành một nguồn tin khổng lồ được cung cấp bởi đám đông, nhưng những bàn tay chuyên nghiệp sẽ góp phần lọc bớt thông tin nhiễu loạn. Twitter nếu có tính năng và cơ chế hợp lý, dịch vụ này cũng sẽ có khả năng tự làm sạch nội dung nhờ chính cộng đồng, tuy nhiên việc này cũng không hề đơn giản. 

    Đúng là mọi thứ thật hỗn loạn ngày nay, nhưng đó cũng là đặc điểm tự nhiên của xã hội khi bùng nổ thông tin. Truyền thông kiểu cũ trước đây không có nhiều thứ được thực hiện công khai nhưng có lẽ vẫn tốt hơn khi kiểm chứng tính chân thật ở nơi công cộng thay vì trong những căn phòng đóng kín. 

    Theo Paidcontent
    Pandora.vn
    Girls Generation - Korean