Đồng tác giả công cụ RSS và đồng sáng lập trang Reddit đã ra đi ở tuổi 26 khi tự tử tại nhà tuần trước khiến cộng đồng ngỡ ngàng và ngay cả "cha đẻ" của web Tim Berners-Lee cũng chia sẻ niềm thương tiếc trên Twitter.
Swartz (8/11/1986-11/1/2013) là lập trình viên và nhà hoạt động Internet người Mỹ. Từ năm mới 14 tuổi, anh đã là thành viên trong nhóm tác giả của RSS - tính năng rất phổ biến hiện nay giúp người dùng theo dõi và cập nhật nội dung từ các trang web và blog. Năm 19 tuổi, anh thành lập Infogami, về sau sáp nhập vào Reddit và trở thành một trong những người đồng sở hữu website này. Swartz cũng là hacker phản đối quyết liệt dự luật quản lý Internet SOPA đầu năm 2012.
Tháng 1/2011, anh bị bắt vì sử dụng máy tính của Viện công nghệ MIT để truy cập và tải hàng triệu trang tài liệu hàn lâm từ kho lưu trữ JSTOR (nhưng được tại ngoại sau khi trả tiền bảo lãnh). Swartz cảm thấy bất công khi JSTOR thu phí đọc tài liệu nhưng số tiền đó chỉ được trả cho nhà xuất bản chứ không phải cho các tác giả. Anh này muốn phân phát tài liệu này đến càng nhiều người càng tốt.
Với nhiều người, Swartz giống như một người hùng, người luôn tin rằng Internet là công cụ giúp con người dễ dàng tiếp cận kho kiến thức khổng lồ của nhân loại. "Thông tin là quyền lực, nhưng giống như các loại quyền lực khác, nó đang bị một số người chỉ muốn giữ cho riêng họ", Swartz từng nói. "Chia sẻ dữ liệu không phải là việc trái đạo đức".
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có góc nhìn khác về việc làm của Swartz. Phiên tòa đáng lẽ sẽ diễn ra trong năm 2013 và hacker này phải đối mặt với khoản bồi thường lên tới cả triệu USD và 35 năm tù giam - mức án mà gia đình cho là đã ám ảnh Swartz trong suốt 2 năm, dẫn tới vụ tự sát tại nhà riêng chiều 11/1.
Hành động lấy tài liệu chia sẻ cho cộng đồng có phải việc làm chính nghĩa hay không còn gây nhiều ý kiến trái chiều, "nhưng vấn đề là phải chăng bên nguyên đã đòi hỏi quá nhiều so với mức độ có tội của bên bị", Giáo sư Lawrence Lessig tại Đại học Luật Harvard (Mỹ), từng mô tả Swartz là một thiên tài web, nhận xét. "Câu hỏi mà chính phủ Mỹ cần trả lời là sao lại phải gán cho Swartz là người phạm tội nghiêm trọng".
Trong khi đó, Chủ tịch MIT, Rafael Reif, cho hay ông cảm thấy đau lòng nếu MIT đóng bất cứ vai trò nào trong chuỗi các sự kiện dẫn đến bi kịch này. Trang web của viện công nghệ này đã không thể truy cập trong ngày 13/1 và một nhóm hacker đã lên tiếng nhận trách nhiệm.
Ngay sau tin về cái chết của Swartz được phát đi, cộng đồng mạng đã bày tỏ niềm thương tiếc và sự bất ngờ. Hiệp sĩ Tim Berners-Lee viết trên Twitter: "Aaron chết. Với thế giới, chúng ta mất đi một người thông thái. Với những hacker chính nghĩa, chúng ta có một người nằm xuống. Với các bậc cha mẹ, chúng ta mất đi một người con. Hãy để chúng ta cùng khóc thương".
Lý do thực sự dẫn đến hành động của Swartz có thể không bao giờ được giải đáp và những việc anh đã làm còn gây nhiều tranh cãi, nhưng điều người ta không thể phủ nhận là Swartz thực sự là một tài năng và báo Wired đã gói gọn chuyện này trong 5 từ: "His death is a tragedy" (Cái chết của anh là một bi kịch).
Swartz (8/11/1986-11/1/2013) là lập trình viên và nhà hoạt động Internet người Mỹ. Từ năm mới 14 tuổi, anh đã là thành viên trong nhóm tác giả của RSS - tính năng rất phổ biến hiện nay giúp người dùng theo dõi và cập nhật nội dung từ các trang web và blog. Năm 19 tuổi, anh thành lập Infogami, về sau sáp nhập vào Reddit và trở thành một trong những người đồng sở hữu website này. Swartz cũng là hacker phản đối quyết liệt dự luật quản lý Internet SOPA đầu năm 2012.
Tháng 1/2011, anh bị bắt vì sử dụng máy tính của Viện công nghệ MIT để truy cập và tải hàng triệu trang tài liệu hàn lâm từ kho lưu trữ JSTOR (nhưng được tại ngoại sau khi trả tiền bảo lãnh). Swartz cảm thấy bất công khi JSTOR thu phí đọc tài liệu nhưng số tiền đó chỉ được trả cho nhà xuất bản chứ không phải cho các tác giả. Anh này muốn phân phát tài liệu này đến càng nhiều người càng tốt.
Với nhiều người, Swartz giống như một người hùng, người luôn tin rằng Internet là công cụ giúp con người dễ dàng tiếp cận kho kiến thức khổng lồ của nhân loại. "Thông tin là quyền lực, nhưng giống như các loại quyền lực khác, nó đang bị một số người chỉ muốn giữ cho riêng họ", Swartz từng nói. "Chia sẻ dữ liệu không phải là việc trái đạo đức".
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có góc nhìn khác về việc làm của Swartz. Phiên tòa đáng lẽ sẽ diễn ra trong năm 2013 và hacker này phải đối mặt với khoản bồi thường lên tới cả triệu USD và 35 năm tù giam - mức án mà gia đình cho là đã ám ảnh Swartz trong suốt 2 năm, dẫn tới vụ tự sát tại nhà riêng chiều 11/1.
Hành động lấy tài liệu chia sẻ cho cộng đồng có phải việc làm chính nghĩa hay không còn gây nhiều ý kiến trái chiều, "nhưng vấn đề là phải chăng bên nguyên đã đòi hỏi quá nhiều so với mức độ có tội của bên bị", Giáo sư Lawrence Lessig tại Đại học Luật Harvard (Mỹ), từng mô tả Swartz là một thiên tài web, nhận xét. "Câu hỏi mà chính phủ Mỹ cần trả lời là sao lại phải gán cho Swartz là người phạm tội nghiêm trọng".
Trong khi đó, Chủ tịch MIT, Rafael Reif, cho hay ông cảm thấy đau lòng nếu MIT đóng bất cứ vai trò nào trong chuỗi các sự kiện dẫn đến bi kịch này. Trang web của viện công nghệ này đã không thể truy cập trong ngày 13/1 và một nhóm hacker đã lên tiếng nhận trách nhiệm.
Ngay sau tin về cái chết của Swartz được phát đi, cộng đồng mạng đã bày tỏ niềm thương tiếc và sự bất ngờ. Hiệp sĩ Tim Berners-Lee viết trên Twitter: "Aaron chết. Với thế giới, chúng ta mất đi một người thông thái. Với những hacker chính nghĩa, chúng ta có một người nằm xuống. Với các bậc cha mẹ, chúng ta mất đi một người con. Hãy để chúng ta cùng khóc thương".
Lý do thực sự dẫn đến hành động của Swartz có thể không bao giờ được giải đáp và những việc anh đã làm còn gây nhiều tranh cãi, nhưng điều người ta không thể phủ nhận là Swartz thực sự là một tài năng và báo Wired đã gói gọn chuyện này trong 5 từ: "His death is a tragedy" (Cái chết của anh là một bi kịch).
Theo vnexpress.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét