Chủ tịch Google cho rằng đã đến lúc cần tạo ra một thứ gì đó giống như nút Delete trên Internet để tránh sự tồn tại dai dẳng của các thông tin nhạy cảm, ảnh hưởng đến cả đời người.
"Việc thiếu nút Delete trên mạng đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Đôi khi, xóa bỏ là điều đúng đắn", Eric Schmidt phát biểu trong một sự kiện ở Đại học New York (Mỹ) tuần này. Nhận xét của ông đã làm nổ ra những cuộc tranh cãi về việc nên hay không nên trang bị chiếc nút bấm quyền năng như vậy cho Internet.
Khi còn trẻ, người ta thường có những hành động dại dột nhằm gây sự chú ý, muốn khẳng định cái tôi hoặc do thiếu suy nghĩ chín chắn. Chúng đôi khi để lại hậu quả, nhưng đa số sau này được nhớ lại như những trò trẻ con bồng bột và điên rồ. Thế nhưng, ở thời đại Internet, điều đó lại gây ra những kết cục khôn lường.
Học sinh đánh nhau, bắt nạt nhau vốn là chuyện muôn thuở, tuy nhiên mọi sự sẽ thay đổi nếu hành động ấy bị quay lại, bị phát tán lên mạng và bị cộng đồng đánh giá. Một anh nhân viên chỉn chu, luôn đóng bộ chỉnh tề và luôn đúng giờ bỗng trở thành kẻ trác táng, sử dụng ma túy trong mắt mọi người khi lúc say xỉn đã khoe lên web rằng "36 giờ trước, tôi đã tham gia một bữa tiệc của những tay chơi. Thật khó từ chối khi một cô gái trẻ xinh đẹp đến bên và đổ một thứ gì đó vào miệng bạn".
Quan điểm của Schmidt bị nhiều người phản bác bởi họ cho rằng "nếu không muốn người khác biết thì tốt nhất là đừng làm". Ở một thế giới khó kiểm soát như Internet, người tham gia phải hiểu rằng một thông tin tưởng chừng vô hại (như những chia sẻ bình thường giữa người thân trong gia đình với nhau) đôi khi không nằm yên trên một trang cá nhân mà bị bóp méo khi lan sang các site khác, nên mỗi người cần tự cân nhắc trước khi phát ngôn trên mạng chứ không nên trông chờ sự trợ giúp của cái gọi là "nút Delete".
Tuy vậy, vẫn có những người tin rằng chức năng xóa vĩnh viễn là cần thiết. Họ lấy ví dụ về Lee David Clayworth, giáo viên 35 tuổi người Canada, bị bạn gái cũ lên mạng sỉ nhục, chửi rủa và đặt điều trong suốt hơn 2 năm. Sau đó tòa án đã lấy lại thanh danh cho anh này còn cô gái kia bị tống giam, nhưng các thông tin vẫn tồn tại trên Internet. "Mọi cánh cửa sự nghiệp như đã đóng sập trước mắt tôi. Internet là một nơi tối tăm. Rất, rất tối... và tôi cảm thấy vô vọng", Clayworth chia sẻ dù anh bị vu khống, các trường học vẫn e ngại khi nhận một giáo viên có hình ảnh không tốt trên web.
Còn một số khác lại lo ngại nếu nút Delete ra đời, nó sẽ bị người ta thao túng, lợi dụng và thế giới Internet sẽ còn hỗn loạn hơn cả hiện nay nữa.
"Việc thiếu nút Delete trên mạng đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Đôi khi, xóa bỏ là điều đúng đắn", Eric Schmidt phát biểu trong một sự kiện ở Đại học New York (Mỹ) tuần này. Nhận xét của ông đã làm nổ ra những cuộc tranh cãi về việc nên hay không nên trang bị chiếc nút bấm quyền năng như vậy cho Internet.
Khi còn trẻ, người ta thường có những hành động dại dột nhằm gây sự chú ý, muốn khẳng định cái tôi hoặc do thiếu suy nghĩ chín chắn. Chúng đôi khi để lại hậu quả, nhưng đa số sau này được nhớ lại như những trò trẻ con bồng bột và điên rồ. Thế nhưng, ở thời đại Internet, điều đó lại gây ra những kết cục khôn lường.
Học sinh đánh nhau, bắt nạt nhau vốn là chuyện muôn thuở, tuy nhiên mọi sự sẽ thay đổi nếu hành động ấy bị quay lại, bị phát tán lên mạng và bị cộng đồng đánh giá. Một anh nhân viên chỉn chu, luôn đóng bộ chỉnh tề và luôn đúng giờ bỗng trở thành kẻ trác táng, sử dụng ma túy trong mắt mọi người khi lúc say xỉn đã khoe lên web rằng "36 giờ trước, tôi đã tham gia một bữa tiệc của những tay chơi. Thật khó từ chối khi một cô gái trẻ xinh đẹp đến bên và đổ một thứ gì đó vào miệng bạn".
Quan điểm của Schmidt bị nhiều người phản bác bởi họ cho rằng "nếu không muốn người khác biết thì tốt nhất là đừng làm". Ở một thế giới khó kiểm soát như Internet, người tham gia phải hiểu rằng một thông tin tưởng chừng vô hại (như những chia sẻ bình thường giữa người thân trong gia đình với nhau) đôi khi không nằm yên trên một trang cá nhân mà bị bóp méo khi lan sang các site khác, nên mỗi người cần tự cân nhắc trước khi phát ngôn trên mạng chứ không nên trông chờ sự trợ giúp của cái gọi là "nút Delete".
Tuy vậy, vẫn có những người tin rằng chức năng xóa vĩnh viễn là cần thiết. Họ lấy ví dụ về Lee David Clayworth, giáo viên 35 tuổi người Canada, bị bạn gái cũ lên mạng sỉ nhục, chửi rủa và đặt điều trong suốt hơn 2 năm. Sau đó tòa án đã lấy lại thanh danh cho anh này còn cô gái kia bị tống giam, nhưng các thông tin vẫn tồn tại trên Internet. "Mọi cánh cửa sự nghiệp như đã đóng sập trước mắt tôi. Internet là một nơi tối tăm. Rất, rất tối... và tôi cảm thấy vô vọng", Clayworth chia sẻ dù anh bị vu khống, các trường học vẫn e ngại khi nhận một giáo viên có hình ảnh không tốt trên web.
Còn một số khác lại lo ngại nếu nút Delete ra đời, nó sẽ bị người ta thao túng, lợi dụng và thế giới Internet sẽ còn hỗn loạn hơn cả hiện nay nữa.
Châu An
Theo VnExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét