Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Những lời khuyên dành cho doanh nhân ngày nay



  
  Chúng ta đang bước vào giao đoạn toàn cầu hóa. Một giai đoạn mới cho tất cả các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, cũng chính trong giai đoạn này không ít các doanh nghiệp đã phải phá sản và thất thế. Vậy làm thế nào để có thể đứng vững trong thị trường mở cửa này.
    Sau đây là 28 lời khuyên dành cho các nhà quản trị doanh nghiệp.

  1. Đừng tự đóng khung bản thân mình theo những tham vọng trong quá khứ
Vivek học hỏi được điều này hay nhất trong đời từ một người huấn luyện voi ở Bangalore. Ấn Độ. Vievek rất ngạc nhiên khi thấy nhiều chú voi to kềnh lại chỉ được cột vào những cái cọc bé xíu. Người chăn voi giải thích: “Hồi voi còn nhỏ, Chúng đã cố sức để nhớ những cái cọc đó nhưng không được. Bây giờ, khi đã lớn, chúng không còn ý định làm điều đó nữa”
Chúng ta nỗ lực hôm nay để đạt được những điều mình nghĩ là có thể đạt được chứ không phải vì trong quá khứ chúng ta là ai và đã làm được gì.

  1. Hãy để lại chút gì đó trên bàn đàm phán.
Ông chủ cũ của Dick Parson, Steve Ross nó: “Hãy luôn nhớ rằng đây là một việc nhỏ trong một cuộc đời.
Rồi anh ta sẽ thấy những gã này cứ đền rồi lại đi, xoay vòng mãi thôi. Cho nên, cách anh đối xử với từng người trong từng vụ làm ăn sẽ để lại ấn tượng rất lâu. Khi đàm phán, hãy để lại chút gì đó để mọi người cùng vui sướng đừng cố gom góp hết mình”

  1. Khi mọi người nói “biết” điều gì đó là đúng,  tức là chẳng ai biết gì c
Người cho Andy Grove lời khuyên này chính là giáo sư Alois Xavier.
Andy Grone kể, cách đây 10 năm, một lần ông đi khám bệnh và được chuẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến. Mọi người cứ cho rằng “biết” cách chữa trị  nào tốt nhất cho ông. Nhưng Grove không theo ý kiến chung của mọi người, mặt mày mò nghiên cứu. Cuốicùng, ông đã tự tìm được một phương án chữa trị cho riêng mình.

  1. Luôn nhớ ngụ ngôn con bò trong ao
Anne Mulcahy nói rằng phương châm chủ đạo ở Xerox hiện nay xuất phát từ một lời khuyên của một đối tác. Người này đã nói với Anne rằng:
“ Khi mọi việc thật sự phức tạp khiến cô cảm thấy rối, hãy hình dung cô sẽ phải làm 3 việc: Thứ nhất, tìmcách mang con bò ra khỏi cái ao. thứ hai, tìm hiểu xem vì sao nó rơi xuống ao. Và thứ ba là hãy cố gắng thật chu đáo để con bò không rơi vào cái ao lần nữa”.

  1. Tất cả bạn có là lý tưởng và lòng can đảm để viết chúng ra giấy
Lời khuyên trên Grazer nhận được từ 2 đàn anh trong nghành giải trí là Jules Stein, nhà sáng lập hãng MCA và Lew Wasserman, cựu Chủ tịch MCA. Cả 2 người đều nói: Để bước chân ngành giải trí anh phải có đòn bẩy sáng tạo, nếu không anh sẽ không là gì cả. Tất cả nằm trong đầu anh vì thế anh cần viết tất cả ra giấy. Vậy anh cần phải có tờ giấy. Đấy chính là đòn bẩy”

  1. Hãy thường xuyên chiêm ngưỡng thần tượng của mình
Warren luôn xem Pater Drucker, người cho ông lời khuyên hay nhất, là thần tượng của mình. Drucker đã dạy cho Warren hiểu thế nào là sự khách nhau giữa “ làm việc hiệu quả “ và “ tính hiệu quả trong công việc” Ngày nay, Warren cho rằng phần lớn nhà thờ, công sở và các doanh nghiệp đều làm việc có hiệu quả cao, nhưng tính hiệu quả của họ thì không cao; tức là đa số họ làm đúng cách nhưng không đúng việc.

  1. Kỷ luật thật sự nằm ở chỗ biết nói không với những cơ hội không phù hợp
Khi Jim Collins chuẩn bị thành lập công ty tư vấn Built to Last Consulting năm 1994, ông đã tham vấn ý kiến của bậc thầy Peter Drucker. Khi hai bên gặp nhau, câu đầu tiên ông thầy già hỏi Collin là: “ Vì sao muốn lập công ty tư vấn?” Collins trả lời vì tò mò và vì tác động của cơ hội. Drucker lại hỏi: “ Anh muốn xây dựng một ý tưởng hay một tổ chức?”. Collins trả lời vì tò mò và vì tác động của cơ hội. Drucker lại hỏi: “ Anh muốn xây dựng một ý tưởng hay một tổ chức”? Collins trả lời rằng muốn xây dựng một ý tưởng. Drucker nói tiếp: “ Thế thì anh không cần xây dựng một tổ chức”. Vì sao? Vì một tổ chức công ty giống như một “ con thú” cần có cái để ăn, để sống và tồn tại. Việc phát triển ý tưởng để nuôi “ con thú “ khác với xây dựng ý tưởng để “ con thú “ tự nuôi nó. Cũng như việc dạy một ý tưởng khác với đem bán ý tưởng đó. Một khi thời thế thay đổi, gió đổi chiều, ta sẽ chết. “ Kỷ luật thật sự nằm ở chỗ biết mới nói không với cơ hội không phù hợp” Đón nhận thì dễ, nhưng nói không thì rất khó.

  1. Hãy bắt đầu khi còn trẻ
Ted kể rằng, những gì ông làm được hôm nay đều bắt nguồn từ cha ông, một nhà quảng cáo bình thường ở Mỹ, Bố Ted đã bắt ông phải làm việc từ năm 12 tuổi. Mùa hè đầu tiên, Ted nhận phục vụ nước và phụ việc lặt vặt cho đội lắp đặt. Trong 12 năm tiếptheo, mỗi năm Ted được giao một việc khác nhau, học kinh nghiệm bán hàng và làm hợp đồng cho thuê bảng, học thiết kế và dựng bảng quảng cáo. Bố Ted giúp ông hiểu rằng, kinh doanh thành công dựa trên mối quan hệ tốt, lãnh đạo nhiệt tình, làm ăn có lãi và biết tái đầu tư.

  1. Hãy  cân bằng giữa công việc và gia đình
Người cho David lời khuyên tốt nhất là một cha nhà thờ giáo phái Mormon, Gordon B. Hinkley. Đó là lúc David đang bị cám dỗ bởi tiền bạc, quyền lực và danh vọng. Trong một buổi thuyết trình, cha Hinkley đã khiến David tỉnh ngộ bằng câu nói: “ Tất cả đều phải dựa vào gia đình, các mối quan hệ của bạn. Bạn phải cân bằng giữa những thứ đó với công việc”
Kể từ đó, David bắt đầu ra qui định sinh hoạt dành nhiều thời gian cho gia đình hơn. David tỉnh ngộ ra rằng, gần gũi nhiều với gia đình sẽ giúp tập trung hơn cho công việc.

  1.     Hãy là người giỏi - Nếu không sẽ bị đào thải
Năm 20 tuổi. Peter làm việc trong một tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất ở Đức. Một ngày kia, Drucker mang bài bình luận đầu tay của mình cho Tổng Biên tập xem. Sau khi đọc lướt qua, ông quăng trả lại và phán “ Chẳng hay ho gì cả” “ Nếu cậu không nhanh chóng cải thiện chất lượng bài viết trong 3 tuần tới thì tốt hơn hết cậu  nên tìm một việc làm khác”
Đối với Drucker, đó là cách đối xử thỏa đáng, bởi vì thời đó là trước Thế Chiến II và chuyện ôn tồn khuyên bảo không có trong lối sống ở Đức.
Thời đó, người ta thuê bạn để làm việc, nếu làm không tốt bạn bị gạt ra ngoài. Drucker đã rút ra được triết lý giản dị đó và đã tự thân vận động để trở thành một trong những nhà báo, chuyên gia cố vấn giỏi nhất nước Đức thời hậu chiến.

10.      Hãy là người giỏi - Nếu không sẽ bị đào thải
Năm 20 tuổi. Peter làm việc trong một tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất ở Đức. Một ngày kia, Drucker mang bài bình luận đầu tay của mình cho Tổng Biên tập xem. Sau khi đọc lướt qua, ông quăng trả lại và phán “ Chẳng hay ho gì cả” “ Nếu cậu không nhanh chóng cải thiện chất lượng bài viết trong 3 tuần tới thì tốt hơn hết cậu  nên tìm một việc làm khác”
Đối với Drucker, đó là cách đối xử thỏa đáng, bởi vì thời đó là trước Thế Chiến II và chuyện ôn tồn khuyên bảo không có trong lối sống ở Đức.
Thời đó, người ta thuê bạn để làm việc, nếu làm không tốt bạn bị gạt ra ngoài. Drucker đã rút ra được triết lý giản dị đó và đã tự thân vận động để trở thành một trong những nhà báo, chuyên gia cố vấn giỏi nhất nước Đức thời hậu chiến.
  
11.Hãy trân trọng chính bản thân con người, không nên nhìn vào chức vụ của họ
Kelleher thừa nhận mình chịu ảnh hưởng của mẹ rất nhiều. Một trong số lời dậy của bà là: “ Hãy trân trọng và tin tưởng chính bản thân con người chứ không nên vì người đó có địa vị hay chức vụ như thế nào”. Trên thương trường, lời dạy của người mẹ càng quan trọng đối với Kellerher. Nó giúp ông không nhìn lầm người khi giao tiếp, trao đổi làm ăn. Kelleher luôn luôn tỏ ra lịch sự, cởi mở khi đón tiếp mọi người, luôn trân trọng chính con người họ ngay khi chưa biết họ là ai, làm gì.

12.Hãy làm những gì bạn yêu thích
Thập niên 60, 70 Danny Meenan là phóng viên phát thanh rất nổi tiếng. Ted Koppel lúc đó mới 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, đi làm chân chạy việc tại đài WMCA. Danny đã vài lần mang Koppel theo cho học việc. Một lần, Danny hỏi Koppel: “ Cậu muốn làm gì cho đời mình?” Koppel trả lời rằng, muốn làm chính trị, để một ngày nào đó trở thành nghị sĩ. Nhưng Danny đã nói với Koppel: “ Trông cậu không thích hợp làm nghị sĩ, cậu thích hợp làm phóng viên hơn. Cậu nên làm những gì mình có năng khiếu và yêu thích”.
Đấy chính là phút khởi đầu sự nghiệp của nhà báo lừng danh Ted Koppel.

13.Hãy thoát ra khỏi công việc không có tiến triển
Tính đến năm 1980, Mickey làm việc cho cửa hàng bách hóa được 12 năm. Một hôm, ông nhận được lời mời làm chủ tịch bộ phận cửa hàng quần áo lót phụ nữ Ann Taylor thuộc tập đoàn Garfinckel Brooks Brothers Miller & Rhoads (nay đã phá sản). Nhưng, Mickey đã từ chối công việc. Hôm sau, Mickey đi ăn tối với Arthur Levitt, một người quen dày dạn kinh nghiệm. Sau khi nghe Mickey kể về đề nghị công việc, Levitt nói ngay: “Nếu tôi là cậu, tôi sẽ chộp ngay lấy công việc. Làm việc ở cửa hàng bách hóa không tiến triển gì đâu”.
Nghe theo lời Levitt, ngay hôm sau Mickey đã nhận lời làm việc tại Ann Taylor.

14.Hãy để cho người khác có cơ hội lập công
Brian học được rất nhiều từ bố ông, Ralp, nhất là cách nói chuyện và cư xử của ông. Ông không “giành phần hơn” trong câu chuyện mà tạo cơ hội cho Brian tự thấy mình lập được kỳ tích. “Con đang ở một vị trí đầy may mắn và con biết điều đó, đúng không? Con không cần giành hết vinh quang về mình. Nếu con để cho người khác có cơ hội lập công, họ sẽ cảm thấy họ là một phần trong một công việc quan trọng, họ sẽ làm việc hết mình” Ralp nói.

15.Hãy tập hợp quanh mình những người thanh liêm, chính trực và tránh đường cho họ làm việc
Thời Ruiz còn là nhà quản lý bậc trung, ông may mắn được làm việc dưới sự lãnh đạo của sếp Bob Galvin, cựu CEO của Motorola.
Bob Galvin đã nói với Riuz rằng, nếu anh tập hợp quanh mình toàn những người chính trực và tất cả họ đều hiểu mục tiêu và yêu cầu của công ty, lúc đó anh chỉ việc tránh đường cho họ làm việc. Áp dụng điều đó vào công việc thực tế Riuz nhận thấy rằng, những con người chín chắn luôn cảm thấy thôi thúc làm việc thật tốt khi họ được tin tưởng

16.Nếu bạn yêu thích điều gì đó, tiền bạc sẽ theo vào
Năm 1983, Donny làm kế toán trong công ty David Deutsh Associates của bố mình. Anh hãy còn trẻ, 24 tuổi và ham chơi. Cho nên anh đã bị bố đuổi việc và bố anh còn nói rằng: “Dù sau này con làm bất cứ việc gì, hãy tìm cái gì đó mình yêu thích. Nếu còn yêu thích điều gì đó, con sẽ làm nó thật xuất sắc và rồi tiền bạc sẽ vào thôi”.
Sau một thời gian bôn ba, Donny đã tìm được chính mình. Khi phát hiện bố mình đang định bán công ty, Donny chộp lấy ngay cơ hội, nói với bố: “ Đừng bán nó, bố. Con muốn quay về. Chỉ vì con không thích làm một anh kế toán quèn thôi. Hãy cho con một góc trời và để con tự làm, con sẽ tạo dựng được”.
Và Donny bắt tay ngay vào việc, không chần chừ, không theo lối mòn. May mắn bắt đầu ập đến, Donny bắt đầu cảm thấy yêu thích công việc. 7 năm sau, anh trở thành CEO của công ty, thay thế ch cho bố mình về nghỉ hưu.

17.Hãy lồng việc thiện vào cơ cấu công ty của bạn
Một dịp đi dự hội nghị về kinh doanh và làm từ thiện vào năm 2001, Marc Benioff đã gặp Alan Hassenfeld, lúc đó là CEO (hiện nay là Chủ tịch) tập đoàn Hasbo. Sau cuộc gặp đó Bneioff và Hassenfeld đồng ý mỗi bên bỏ ra 1% cổ phần thành lập tổ chức thiện nguyện phi lợi nhuận Salesforce.com Foundation. Benioff cũng dành ra 1% giờ làm việc của công nhân, tức khoảng 6 ngày công mỗi năm, để đóng góp thiện nguyện.

18.Hãy hình dung thật rõ tương lai của bạn
Lời khuyên hay nhất mà Klaus Kleinfeld nhận được từ Georg Brandl, một người bạn lâu năm của gia đình. Lời khuyên đó như thế này: “Trước khi anh bắt đầu làm việc gì mới, hãy ngồi xuống, thư giãn, nhắm mắt lại và suy nghĩ về những gì mình muốn đạt được và tình hình trong 1-2 năm tới sẽ ra sao. Và chỉ khi anh đã hoạch định rõ ràng, mọi việc sẽ tự nó đi theo đúng chiều hướng mình muốn”.

19.Đừng vạch con đường sự nghiệp quá sớm!
Ann có dịp trò chuyện với Kent Tippy, Giám đốc sản phẩm Cheerios của công ty. Tippy bảo rằng: “Đừng vội nhìn quá xa về phía trước. Hãy tập trung vào những gì mình đang làm hiện tại”. Tippy cho rằng,  những người làm tốt việc quản lý sản phẩm có xu hướng thực hành nhiều hơn, nhưng chưa chắc đã có kỹ năng lãnh đạo. Vì thế, không nên vạch ra con đường sự nghiệp của mình khi còn quá sớm. Thay vào đó, hãy cố gắng chứng tỏ mình ở ví trí hiện tại, hãy làm tốt công việc được giao”.

20Bạn có thể học hỏi từ bất cứ ai
Một lần, Christensen hỏi bạn mình về cảm giác ra sao khi làm một người giỏi nhất thế giới, người đó trả lời: “ Khi còn trẻ, tôi nhìn lên đỉnh núi và nghĩ rằng: Sao những ông kia giỏi thế nhỉ? Khi cậu leo lên gần tới đỉnh núi và nhìn xuống, cậu sẽ nghĩ: này các cậu, nếu không ai giỏi hơn tôi nữa thì thế giới này nguy mất”.
Ý nghĩa sau lời nói này là, nếu ta chỉ biết nhìn lên và mong đợi học hỏi từ những người giỏi hơn mình, thì cơ hội học hỏi sẽ ngày càng ít đi, đến một ngày nào đó, tức là khi ta cảm thấy mình đã leo đến đỉnh núi, ta sẽ không còn cơ hội học hỏi nữa. Vì vậy, ta cần chuẩn bị tư thế sẵn sàng học hỏi từ bất cứ ai xung quanh mình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean