Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

Tìm hiểu về Mạng di động ảo

Đến thời điểm này nước ta đã có nhiều  nhà mạng được bộ TT & TT cấp giấy phép mạng di động ảo như VTC ,FPT ,  Đông Dương Telecom .... Nhưng chưa có doanh nghiệp nào bắt đầu triển khai.


  Bài này chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về mạng di động ảo và những vấn đề của nó.
MVNO có riêng cho mình những phân khúc thị trường và chiếm lĩnh thị trường bằng thương hiệu riêng của mình, hoàn toàn độc lập với các mạng khai thác mà họ cùng sử dụng hạ tầng và chia xẻ tần số.
Nhà cung cấp dịch vụ di động (MNO: Mobile Network Operator) đồng nghĩa với việc sở hữu phổ tần số, đồng nghĩa với việc có một nguồn vốn khổng lồ để xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng nghĩa với việc có thể cung cấp dịch vụ một cách độc lập và sở hữu một cấu trúc giá cả riêng biệt? Tất cả những khái niệm ấy đã không còn đúng từ khi các MVNO (Mobile Virtual Network Operator) xuất hiện.
MVNO là gì?
MVNO thuê lại tần số, cơ sở hạ tầng cần thiết của MNO để thiết lập mạng di động ảo của họ. Bằng các mạng ảo, họ hoạt động tương tự như những MNO đích thực và họ cũng có thể cung cấp và cho thuê lại những dịch vụ của họ cho các nhà kinh doanh khác hoặc bán lại dịch vụ cho những nhà cung cấp dịch vụ di động khác. Thông thường, các MVNO thường cung cấp các dịch vụ “đặc trưng” để thu hút khách hàng
MVNO có riêng cho mình những phân khúc thị trường và chiếm lĩnh thị trường bằng thương hiệu riêng của mình, hoàn toàn độc lập với các mạng khai thác mà họ cùng sử dụng hạ tầng và chia xẻ tần số.
Thông thường, các MVNO không sở hữu GSM, CDMA hay mạng di động lõi liên quan đến hạ tầng như MSC, BSC hay mạng truy nhập vô tuyến. Họ thường không phải lo bất kỳ vấn đề gì về công nghệ, có thể thay đổi hạ tầng mạng khi cần thiết nhưng vẫn giữ được hoạt động kinh doanh thông suốt và chỉ phải làm chủ yếu các hoạt động liên quan đến marketing, dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng mà thôi. Họ cũng sở hữu những Sim-card của riêng họ, và những Sim-card này khác với Sim-card của MNO.
Hệ thống hỗ trợ kinh doanh của mạng gốc (mạng của MNO) sẽ hỗ trợ hoạt động kinh doanh của MVNO, trong trường hợp mạng gốc không có đủ điều kiện để hỗ trợ cho MVNO hoạt động tạo thương hiệu riêng thì các MVNO sẽ phải đầu tư cho mình hệ thống này, hoặc sẽ phải có một MVNE (Mobile Virtual Network Enabler) hay một MVNA (Mobile Virtual Network Aggegator) đảm nhiệm vệc thiết lập các hệ thống hỗ trợ kinh doanh phù hợp phù hợp. Thường thì các hệ thống hỗ trợ kinh doanh chính là: hệ thống tính cước và hỗ trợ khách hàng CCBS, hệ thống hỗ trợ và vận hành mạng lưới OSS, hệ thống hỗ trợ và vận hành mạng lưới OSS.
MVNO trên thế giới
MVNO được thương mại thành công đầu tiên ở Anh vào năm 1999 với sự kiện ra mắt Virgin Mobile. Sau gần 10 năm, thế giới đã có khoảng 360 nhà khai thác MVNO ở: Bỉ, Úc, Mỹ, Anh, Phần Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Ấn Độ, Chile, Croatia,…
Mỗi MVNO hướng tới một đối tượng khách hàng khác nhau và có những chiến dịch khuyến mại khác nhau. Tại Pháp – quốc gia có tới hơn 10 MVNO - có MVNO thực hiện miễn phí tin nhắn SMS nhằm hướng tới giới trẻ, có MVNO thì cung cấp giá cuộc gọi rất rẻ từ Pháp về Nhật nhằm hướng tới người dùng Nhật khi sang du lịch ở Pháp hoặc đang học tập, làm việc tại Pháp… Còn tại Mỹ, Sugar Mam (một mạng MVNO thuộc sở hữu của Virgin Mobile USA) đã tặng cho các thuê bao trả trước nhiều phút khuyến mãi nếu như họ chịu xem quảng cáo trực tuyến, trả lời các câu hỏi gửi đến qua SMS hoặc tham gia các cuộc thăm dò về sản phẩm, dịch vụ. Nước Nhật cũng đã có MVNO đầu tiên mang tên Walt Disney, sau khi kinh doanh không thành công ở Mỹ hãng này đã quyết định chuyển hướng kinh doanh sang Nhật. Và với sự kiện trả 2,55 tỉ $ cho Debitel, Freenet đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động lớn thứ 3 Đức và là MVNO lớn nhất thế giới với 19 triệu thuê bao.
Mối quan hệ phức tạp
Hoạt động kinh doanh của MVNO và MNO khá phức tạp vì cả hai bên phải thỏa thuận để có thể vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lành mạnh trên một dải tần. Thường thì họ quy hoạch phân khúc thị phần theo góc độ “hàng dọc”: dịch vụ cho chính phủ, cho doanh nghiệp, cho tài chính, cho an ninh,... trên toàn quốc. Trong trường hợp các nước có quá nhiều thành phố, tiểu bang hay tỉnh, thị họ cũng phân khúc thêm theo góc độ “hàng ngang” để tận dụng sức mạnh theo từng địa phương.
Một vấn đề tiềm ẩn khác đối với các MNO đó là hiểm họa từ chính các MVNO đang thuê lại hạ tầng mạng của họ. Dĩ nhiên, các MVNO cũng rất có lợi khi hoạt động kinh doanh của MNO có hiệu quả cao nhưng họ cũng không muốn những khách hàng có giá trị cao của họ rơi vào tay các MVNO.
Bài học kinh doanh
Một điều mà ai cũng nhìn thấy đó là trong 18 tháng qua có đến nửa tá MVNO “gục ngã trong cuộc chơi”, thậm chí kết quả của Virgin Mobile và Helia đã không tốt như họ từng mong đợi. Và cũng trong thời gian qua, MVNO cũng đã mở rộng ra rất nhiều nơi trên thế giới và có nhiều hãng không thể tìm thấy bất cứ thông tin nào về sự thất bại của họ. Vậy làm thế nào để một MVNO có thể thành công trên thị trường? Sự thành công và thất bại của nhiều MVNO là bài học kinh nghiệm đắt giá cho những “người đi sau”.
- Để cạnh tranh được với các MNO, các MVNO phải hướng tới thị trường mà các MNO không thể “đạt tới”. Tracfone - MVNO đầu tiên của Hoa Kỳ - đã hướng tới những khách hàng có thu nhập thấp, những người không có đủ điều kiện để thanh toán các hóa đơn của dịch vụ điện thoại di động tổ ong truyền thống. Rất nhiều hãng khác như Virgin và Boost Mobile cũng quyết tâm chiến giữ đối tượng khách hàng này.
- Sự thành công của Amp’d Mobile là minh chứng rõ ràng nhất chứng tỏ rằng để một MVNO có thể thành công họ phải cung cấp được các dịch vụ đặc trưng và có những chiến dịch khuyến mại hợp lý nhằm thu hút được đối tượng khách hàng mà họ đang hướng tới. Để tiếp cận đối tượng thanh niên, Virgin và Boost đã có những phương pháp tốt trên thị trường với những dịch vụ thú vị phù hợp nhưng giá mà họ cung cấp còn khá cao so với mức sống của thanh niên.

- Một vấn đề khác đó là những nhà khai thác nhiều khi đưa ra thị trường những dịch vụ mới “quá nhanh”. Và điều này nhiều khi làm cho người tiêu dùng đầu cuối cảm thấy nghi ngại do họ không thể tin tưởng vào những dịch vụ không thực sự “rõ ràng”.
- Một số MVNO khác lại cung cấp quá nhiều “tùy chọn” khiến khách hàng bị quá tải thông tin và không biết sử dụng cái gì là tốt nhất, điều này dễ dẫn tới hậu quả là họ sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ của các công ty khác. Virgin Mobile cung cấp một số lượng lớn các “tùy chọn” cho khách hàng để họ sử dụng và trả phí, nhưng hãng này cũng cung cấp sự hỗ trợ kèm theo và trong đó có tư vấn điều gì là tốt nhất cho khách hàng. Và điều này làm hài lòng khách hàng.
Khả năng triển khai MVNO tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các nhà khai thác di động đều là MNO. Liệu trong thời gian tới có MVNO nào xuất hiện hay không? Câu trả lời là “rất khó”, bởi các lý do sau đây:
- Các MNO của Việt Nam không có đủ hạ tầng và tài nguyên cho chính nhu cầu của họ nên khả năng họ có thể tạo điều kiện cho MVNO hoạt động gần như là không thể. Hệ thống hỗ trợ kinh doanh của các nhà khai thác cũng rất yếu kém, chưa có hệ thống quản lý khách hàng và tính cước phù hợp, hệ thống OSS cũng không tốt.
- Hệ thống pháp lý tại Việt Nam cũng chưa rõ ràng và đầy đủ để bảo vệ các MNO cũng như MVNO.
- Thị trường di động hiện nay của nước ta cũng chưa có việc phân khúc thị trường. Thoại vẫn là dịch vụ cơ bản của tất cả mọi đối tượng người tiêu dùng (cả người giàu, người nghèo, cá nhân hay công ty, người trẻ và người già). Dịch vụ giá trị gia tăng cũng chỉ đơn thuần là SMS là phát triển. Với một thị trường như vậy thì một MVNO có ra đời thì cũng khôn thể cạnh tranh được với các MNO. Và giả sửc có MVNO dự tính chỉ nhằm vào một số phân phúc thị trường mà chưa có nhà khai thác nào đụng vào thì cũng không dám chia sẻ ý tưởng với cá nhà khai thác khác vì nếu họ lộ ra ý tưởng này thì ngay lập tức các MNO sẽ “lẳng lặng tự làm”.
- Một vấn đề đáng nói nữa là các doanh nghiệp Viễn thông của Việt Nam vẫn tiếp tục chú trọng việc đầu tư cho máy móc hơn là đầu tư cho nguồn nhân lực. Đây là lý do tại sao các chuyên gia trong ngành đánh giá là kiểu làm ăn của các nhà khai thác hiện nay như "xây nhà trên cát" Đầu tư máy móc cũng rất quan trọng nhưng có máy móc mà không biết quản lý, sử dụng nó một cách có hiệu quả thì rất lãng phí.
Giải quyết các vấn đề trên tương đối khó khăn nhưng vẫn có thể làm được nếu các cơ quan chức năng cùng nhất trí tiến hành tạo điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý thông thoáng cho việc thử nghiệm các MVNO trước khi hình thức này chính thức hoạt động. Các MNO cũng phải đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tránh lãng phí tài nguyên. Thay đổi là khó. Nhưng không có nghĩa là không làm được, chỉ có điều từ bây giờ cho đến khi một MVNO tại Việt Nam xuất hiện sẽ là tương đối lâu
                                         .......      sưu tầm    ..............

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean