Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

100 điều doanh nhân trẻ cần biết (Page 4/5)

PHẦN 13: BỒI DƯỠNG CÁC KỸ NĂNG BÁN HÀNG CỦA BẠN

61. Thoát khỏi đà suy thoái

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhTk45bGoUxjVBD0Hxc_wf-ivHl4BPpGKngROXrEb0MYzwkpRJs3dlAaEoNPvzF48QUrCpb6lX0hVUApgJ4pb7d9GFIDjzHrp6w6eSFKrhSWXROGx7eLSSe2qj26vGh1XweiTO4ht0cfsmx/s400/deflation.JPG

Có lẽ người bán hàng nào cũng đã từng trải qua quãng thời gian suy thoái. Nếu bạn nhận thấy doanh số bán hàng có dấu hiệu đi xuống, hãy đưa doanh số bán hàng của bạn tăng trưởng trở lại theo những bước sau đây:

- Gọi điện cho các khách hàng của bạn. Hãy làm mọi cách để thoả mãn nhu cầu của khách hàng và cả những nhu cầu mới phát sinh mà bạn có thể đáp ứng. Bạn nên tìm hiểu để nắm rõ các vấn đề và thách thức mới, sau đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhất.

- Hãy kiên nhẫn. Hoạt động bán hàng phụ thuộc vào chu kỳ mua sắm, sử dụng sản phẩm, vì vậy đôi khi phải mất đến vài năm, bạn mới có thể thu được lợi nhuận. Việc kiên trì theo đuổi một chiến lược bán hàng thích hợp là rất quan trọng, cho dù nó không đem lại những kết quả ngay tức khắc.

- Không ngừng học hỏi. Hãy tìm kiếm các nguồn thông tin có thể gợi cho bạn những ý tưởng mới nhằm cải thiện các hoạt động bán hàng nhằm thu hút được nhiều khách hàng nhất. Bạn nên đọc tất cả các tài liệu hướng dẫn giúp bạn nói chuyện với khách hàng theo đúng ngôn ngữ của họ. Bên cạnh đó, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu kinh nghiệm tăng trưởng kinh doanh của những công ty khác trên thị trường.

- Cẩn trọng với những gì xung quanh bạn. Nếu mọi người xung quanh cũng lâm vào tình trạng suy thoái giống như bạn, tất cả sẽ cùng kéo nhau đi xuống. Hãy tập hợp quanh bạn những người thật sự phấn khích về công việc họ đang thực hiện và cùng nhau hợp tác phát triển cho đến khi bạn đủ lớn mạnh để tự mình xoay xở.

62. Nên làm những gì?

Bạn có thể cải thiện hoạt động kinh doanh như thế nào, nếu bạn không thể tìm ra sai sót nảy sinh ở đâu và cần khắc phục như thế nào? Hãy thường xuyên đề nghị mọi người đưa ra cho bạn những ý kiến nhận xét, đóng góp. Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng bán hàng hay các mối quan hệ với khách hàng, bạn cần hỏi họ xem bạn cần làm gì. Không chỉ là một công cụ hỏi học tuyệt vời, việc đón nhận các ý kiến đóng góp của khách hàng còn là một cách thức hiệu quả để khách hàng thấy rằng bạn đang quan tâm tới họ và sẵn lòng làm mọi việc để giúp họ giải quyết vấn đề. Không chỉ có vậy, điều đó còn có thể giúp bạn cải thiện mối quan hệ với khách hàng. Những khách hàng bất mãn dường như không bao giờ phàn nàn, mà họ chỉ không quay lại mua sắm sản phẩm/dịch vụ của bạn lần thứ hai.

63. Lắng nghe.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bạn không thể bỏ qua, nếu muốn trở thành người bán hàng tài ba, chính là kỹ năng lắng nghe. Bạn nên dành ít nhất 50% thời gian của cuộc trò chuyện để nghe khách hàng nói.

Hãy củng cố kỹ năng nghe của bạn bằng việc ghi chép lại các chi tiết đáng chú ý, quan sát thái độ và cử chỉ của người nói, không vội đi đến kết luận mà luôn tập trung vào nội dung cuộc trò chuyện. Nếu bạn nhận thấy mình đang nói nhiều gấp đôi khách hàng, hãy dừng lại và lắng nghe khách hàng.

64. Rút kinh nghiệm từ những sai sót.

Dường như không có cách nào để bạn tránh được hoàn toàn các sai sót trong kinh doanh, tuy nhiên có rất nhiều cách thức khác nhau để bạn rút ra bài học quý báu từ những khuyết điểm mắc phải. Dưới đây là ba biện pháp giúp bạn hạn chế tối đa những sai sót của mình:

- Đặt cái tôi cá nhân sang một bên. Thật dễ dàng để nổi giận hay chán nản khi một điều gì đó diễn ra không theo ý muốn của bạn, và bạn cũng sẽ bảo vệ quan điểm của mình đến cùng khi cho rằng đó là lỗi của một ai đó. Nhưng cách duy nhất để tìm ra ngọn ngành vấn đề đó chính là hỏi khách hàng. Hãy lắng nghe những gì khách hàng nói và xem xét liệu có còn thời gian để giải quyết vấn đề hay không.

- Tận dụng lúc thoái trào như một cơ hội thành công mới. Hãy để những sai sót của bạn trở thành động cơ thúc đẩy bạn thực hiện các cải tiến cho những lần tiếp theo. Bạn đặt vào đó rất nhiều thời gian và công sức – và nếu bạn không rút ra được bài học gì từ những sai sót mắc phải, nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian của mình.

- Thực thi những biện pháp mới. Hãy đọc mọi thứ có thể liên quan đến chuyên môn, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ của bạn. Sau đó, bạn cần gặp gỡ những người có các kỹ năng và tài trí đặc biệt để trao đổi thông tin và học hỏi từ họ. Việc này sẽ giúp bạn loại trừ các sai sót tương tự xảy ra trong tương lai.

65. Những việc không nên làm.

Để hoạt động bán hàng được hiệu quả hơn, bạn cần loại bỏ những điều sẽ làm lãng phí thời gian của bạn và của khách hàng. Dưới đây là một số việc sẽ lấy đi của bạn khá nhiều thời gian quý báu:

- Giao dịch với những người có thể không có quyền quyết định mua sắm. Bạn cần đảm bảo rằng người mà bạn đang nói chuyện sẽ là người ra quyết định. Đừng ngại gọi điện cho người có chức vụ cao hơn, thậm chí cả chủ tịch của công ty mục tiêu.

- Làm việc không có danh sách theo thứ tự ưu tiên. Hãy lên danh sách 10 mục tiêu lớn nhất của bạn và 10 khách hàng tiềm năng quan trọng nhất. Sau đó, bạn thường xuyên xem xét danh sách này để đảm bảo rằng bạn luôn làm việc có trọng điểm, và sức lực bạn đang bỏ ra là để đạt được những kết quả hợp lý nhất.

- Dựa vào công nghệ nhiều hơn là các mối quan hệ. Các giao dịch mua sắm được hình thành từ những mối quan hệ, và thật khó để thiết lập các mối quan hệ trên màn hình vi tính của bạn. Hãy viết các thư điện tử thật ngắn gọn và súc tích - bạn cần nhớ rằng đây là công cụ tuyệt vời để truyền tải thông tin, nhưng “giao tiếp ảo” đó không bao giờ có thể thay thế được hiệu quả của những cuộc tiếp xúc trong đời thực.

PHẦN 14: BẢO VỆ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BẠN

66. Hãy chuẩn bị để đối phó với điều tồi tệ nhất

Trong những trường hợp khẩn cấp, như lũ lụt, hoả hoạn hay động đất, mọi việc trở nên khó khăn và dường như đà tăng trưởng của công ty bạn đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vậy, tại sao bạn không bị chuẩn bị trước để đối phó với các thảm họa này ngay từ bây giờ?
Hãy suy nghĩ về những gì có thể xảy ra với khách hàng, với các mối hệ và với những tài liệu quan trọng của bạn? Dưới đây là bốn vấn đề bạn cần suy tính:

- Những chính sách bảo hiểm kinh doanh và kế hoạch tái xây dựng luôn rất cần thiết đối với công ty của bạn. Mặc dù chi phí dành cho bảo hiểm thiên tai có thể khá tốn kém, nhưng nó rất đáng để bạn quan tâm.

- Sao lưu những tài liệu, giấy tờ quan trọng như hợp đồng với khách hàng, thông tin về nhân viên và các văn bản pháp lý, sau đó giữ chúng ở những địa điểm an toàn. Bạn nên kiểm tra định kỳ các hồ sơ này.

- Đảm bảo rằng các nhà cung cấp, đối tác kinh doanh của bạn cũng có một kế hoạch đề phòng thiên tai giống như bạn. Bạn chắc không muốn hoạt động kinh doanh của bạn bị ảnh hưởng nặng nề chỉ vì một trong số các nhà cung cấp không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

67. Sự thư thái tinh thần.

Sẽ rất phiêu lưu nếu bạn điều hành kinh doanh mà không có bất cứ loại hình bảo hiểm nào. Nhưng bạn cần bắt đầu từ đâu và như thế nào?


- Tìm kiếm một đại lý bảo hiểm. Việc trò chuyện một đại lý bảo hiểm có thể giúp bạn xác định được chính xác bạn cần đặt ưu tiên hàng đầu cho kế hoạch bảo hiểm như thế nào. Lời khuyên của các chuyên gia tư vấn bảo hiểm luôn rất hữu ích.

- Các loại hình bảo hiểm. Sau khi tìm được một đại lý bảo hiểm, bạn hãy bàn bạc với họ về loại hình bảo hiểm cần thiết cho bạn. Đó có thể là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm cơ giới, bảo hiểm bồi thường nhân viên và bảo hiểm tạm dừng kinh doanh....

- Nghiên cứu các lựa chọn của bạn. Như bất kỳ quyết định mua sắm nào, bạn cần hiểu rõ những lựa chọn của mình. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về các chính sách bảo hiểm, phí bảo hiểm… và so sánh chúng với nhau.
Cuối cùng, bạn hãy lưu ý đến một vài quy tắc chung liên quan đến hoạt động bảo hiểm:

- Xem việc mua bảo hiểm như một chính sách phối kết hợp, nghĩa là bạn sẽ mua bảo hiểm cho cả tài sản và trách nhiệm. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí.

- Tìm kiếm các gói bảo hiểm dành cho những công ty nhỏ bao gồm nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau. Các gói bảo hiểm này sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc mua từng loại bảo hiểm riêng biệt tại những công ty khác nhau.

- Tìm hiểu xem các Hiệp hội nhà nghề, Phòng thương mại, Tổ chức kinh doanh tại địa phương bạn có cung cấp bảo hiểm theo nhóm hay không. Nếu có, bạn nên tham gia ngay và tỷ lệ rủi ro của bạn sẽ giảm đi rất nhiều.

68. Tại sao chúng ta không thể là những người bạn?

Bản thoả thuận không cạnh tranh là gì? Nó có vai trò như thế nào? Những ai nên ký vào đó?


Bản thoả thuận không cạnh tranh là một dạng hợp đồng giữa bạn và nhân viên của bạn, theo đó các nhân viên cam kết sẽ không sử dụng các thông tin hay các địa chỉ liên hệ của công ty vào những mục đích gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh của bạn, trong trường hợp nhân viên chuyển sang làm việc cho các đối thủ cạnh tranh, hay thành lập công ty riêng để cạnh tranh trực tiếp với bạn.

Vậy nhân viên nào nên ký vào thoả thuận hạn chế cạnh tranh? Tuỳ thuộc vào từng công ty mà các điều kiện lựa chọn sẽ thay đổi. Nhưng có một danh sách chung bạn có thể tham khảo. (Từ “nhân viên” bao gồm cả các giám đốc cấp cao, nhà quản lý, giám sát và các nhân viên tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh):

- Các nhân viên có liên quan tới hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

- Các nhân viên có liên quan tới quy trình thiết kế, sản xuất, cơ khí và chế tạo sản phẩm.

- Các nhân viên liên quan tới các sản phẩm được công ty bạn sản xuất và cung cấp độc quyền.

- Các nhân viên bán hàng và dịch vụ thường xuyên liên hệ với khách hàng hay quản lý những thông tin khách hàng nhạy cảm.

- Các nhân viên có quyền tiếp cận các thông tin kinh doanh quan trọng hay các bí quyết thương mại.

- Đặc biệt các nhân viên từ trước đến nay biết rõ ràng, đầy đủ thông tin về hoạt động kinh doanh của bạn, điều có thể cho phép họ khởi sự một công ty cạnh tranh trực tiếp.

69. Văn bản hóa mọi thứ:

Nếu bạn đang kinh doanh với một đối tác nào đó, cho dù đó là khách hàng hay nhà cung cấp, bạn sẽ cần tới một bản hợp đồng. Bạn có thể nhờ một công ty luật tư vấn và soạn thảo giúp bạn hợp đồng, nhưng lý tưởng nhất là bạn tự mình làm lấy công việc này.


Vậy, bản hợp đồng nên bao gồm những gì? Dưới đây là các bộ phận cấu thành quan trọng của bản thoả thuận hợp tác kinh doanh:

- Các bên ký kết hợp đồng. Phần này bao gồm tên công ty, giám đốc, địa chỉ kinh doanh, điện thoại... cho dù đó là khách hàng hay nhà cung cấp.

- Quyền lợi của từng bên. Bạn nên đưa nội dung quyền và lợi ích của các bên vào ngôn ngữ pháp lý.

- Những điều khoản chính của hợp đồng. Ví dụ, các bên sẽ cam kết thực hiện những gì. Một cách hiển nhiên, đây là phần quan trọng nhất của hợp đồng. Bạn cần làm cho những chi tiết đó càng cụ thể bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, chẳng hạn danh sách công việc cần làm, các chi phí thanh toán, thời gian thanh toán, hiệu lực hợp đồng ....

- Thực thi. Hãy đảm bảo rằng các bên đều ký vào bản hợp đồng và người ký có đủ thẩm quyền theo đúng quy định.

- Ngày tháng. Ngày tháng ký kết hợp đồng

- Giao hợp đồng. Bạn cần đảo bảo rằng mỗi bên đều nhận được một bản hợp đồng có đầy đủ chữ ký của các bên.

70. Bảo vệ những tài sản nhạy cảm

Các tài sản như quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết thương mại, công thức định giá, danh sách khách hàng, kế hoạch kinh doanh, công thức chế tạo và những tài sản quan trọng khác cần được bảo vệ cẩn mật, tránh sự sao chép, ăn cắp của các đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là 5 cách để bảo vệ các ý tưởng và các tài sản nhạy cảm khác của công ty bạn
:

- Sáng chế, bản quyền và nhãn hiệu. Đây là những chế định pháp lý ghi nhận quyền sở hữu và tạo dựng những bảo vệ pháp lý, giúp bạn bảo vệ tài sản của mình. Bạn nên nhờ các luật sư trợ giúp công đoạn này.

- Các bản thoả thuận bảo mật hay không tiết lộ. Đây là tài liệu xác nhận cam kết của các bên sẽ giữ kín một số dữ liệu và thông tin bí mật, tuyệt đối không được tiết lộ cho bên thứ ba biết. Ở đây, bạn cũng nên nhờ đến sự trợ giúp của các luật sư tư vấn.

- Mật khẩu máy tính, két an toàn và các tủ hồ sơ dữ liệu có khoá. Khi được sử dụng chính xác, chúng có thể hạn chế việc tiếp cận nguồn thông tin nhạy cảm của một số nhân viên không có thẩm quyền hay có ý đồ xấu.

- Sao lưu dữ liệu. Việc sao lưu là rất cần thiết. Các tài liệu ở dạng điện tử nên được sao lưu vào một máy chủ tại các địa điểm khác nhau, hay trên một đĩa nén, đĩa CD,.... Bạn hoàn toàn không nên cố gắng “sao lưu” mọi thứ trong đầu mình.

PHẦN 15: NHỮNG MẢNG THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG

71. Thị trường quân đội

Lực lượng vũ trang luôn là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Với hàng trăm ngàn quân nhân tại ngũ và dự bị, ước tính thị trường mục tiêu sẽ lên tới hàng triệu khách hàng, bao gồm cả các cựu chiến binh và thành viên gia đình của họ.


Phục vụ những nhu cầu đặc biệt của đối tượng khách hàng này là cách duy nhất để có được sự chú ý và … tiền bạc của họ. Các công ty đào tạo nghề, dịch vụ chuyển địa điểm, tư vấn tài chính, các cửa hàng sản phẩm tiêu dùng và các nhà bán lẻ nội thất xem ra thích hợp nhất với thị trường quân đội.

Việc thể hiện một tinh thần ái quốc khi nhắm tới thị trường đặc biệt này cũng rất cần thiết, tuy nhiên, bạn phải chân thành và thực tế một chút. Các công ty nên thay thế lời cảm ơn bằng một vài lời mời giảm giá, hay những lợi ích hữu hình khác, chẳng hạn như một món quà, tuyển dụng một cựu chiến binh hoặc lính dự bị vào làm việc.... Và cách thức tốt nhất để tiếp thị cho khu vực thị trường này chính là lời nói. Xuất phát từ tính cộng đồng gần gũi của nhiều doanh trại quân đội, mọi người nói chuyện với nhau về các công ty hỗ trợ các thành viên quân đội, vì vậy lời nói sẽ lan truyền nhanh chóng.

72. Thị trường người gốc nước ngoài

Ở bất kể quốc gia nào, số lượng người gốc nước ngoài cũng khá đông đảo. Họ tiêu dùng mạnh và theo những phong cách khác nhau
.

Các công ty có thể tìm thấy rất nhiều chỗ trống tại thị trường rộng lớn này. Dân số người gốc nước ngoài đang ngày một tăng cao và trở thành một thị trường hấp dẫn. Bạn cần quan tâm tới việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài khi tiếp cận thị trường này. Tuy nhiên, nếu bạn không thông thạo ngôn ngữ của họ thì cũng đừng quá cố gắng: hãy tìm những nhân viên có thể giúp bạn trao đổi với họ. Đối với thị trường này, sự hời hợt có thể để lại nhiều tác động xấu. Bạn cũng có thể quảng bá hình ảnh công ty thông qua các sự kiện của cộng đồng người gốc nước ngoài tại địa phương.

Cơ hội luôn hiện hữu ở hầu hết tất cả các lĩnh vực - từ thực phẩm, giải trí cho tới dịch vụ tài chính, dịch vụ web.... Ví dụ, bạn bổ sung thêm một số món ăn mới thích hợp với ngước gốc nước ngoài vào thực đơn của mình là một cách để gia nhập thị trường này. Hay bạn có thể hợp tác với nhà sản xuất để cung cấp các sản phẩm phù hợp với đặc tính của người gốc nước ngoài tại địa phương bạn.

73. Người trung niên

Đây là những đối tượng khách hàng phổ thông nhất, họ có rất nhiều mối quan tâm hàng ngày như con cái đều đã vào đại học, lo lắng đến tuổi về hưu, hay cha mẹ qua đời để lại cho họ những tài sản thừa kế cần quản lý....

Những thay đổi trong cuộc sống của lớp người trung niên lại chính là cơ hội kiếm tiền của bạn. Số tiền mua sắm của các khách hàng trung niên chiếm hơn một nửa trong chi phí tiêu dùng hàng năm. Chìa khoá để thu hút các khách hàng trung niên là giúp đỡ họ cảm thấy thoải mái hơn với những áp lực cuộc sống - bởi vì nỗi sợ lớn nhất của họ chính là tuổi tác.

Những người trung niên sẽ sẵn sàng bỏ tiền cho bất cứ điều gì khiến họ tự tin hơn, cảm thấy an toàn hơn và có lại được tuổi trẻ của họ. Các cơ hội kinh doanh hiện hữu rất nhiều trong các dịch vụ hoạch định tài chính, chăm sóc hình thể, quần áo, xe cộ, nội thất, dịch vụ bảo dưỡng máy móc....

74. Người cao tuổi

Đối với nhiều người cao tuổi, những “năm tháng vàng” trong cuộc đời họ chính là thời gian thư giãn khi về hưu – lúc mà họ có thể tận hưởng sự thư giãn sau hàng chục năm bị bó buộc trong công việc và trách nhiệm. Khi mức sống trung bình được nâng lên, nhu cầu của số người ở độ tuổi trên 60 cũng tăng cao, vì thế đối với các công ty trên thị trường, quãng “thời gian vàng” đó đồng nghĩa với các “cơ hội vàng”.

Đó sẽ là một thị trường lớn với những nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, y tế gia đình, giúp việc nhà ....

Không chỉ người cao tuổi là đối tượng tiếp thị, mà còn bao gồm cả những người trẻ tuổi, họ có nhu cầu rất lớn đối với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho cha mẹ. Đôi khi, do có những mâu thuẫn nảy sinh giữa các thành viên gia đình, nên sự có mặt của một bên thứ ba là rất cần thiết. Điều này dẫn tới nhu cầu ngày một tăng các sản phẩm dịch vụ giúp đỡ có liên quan tới người cao tuổi như chăm sóc hàng ngày, trò chuyện với người cao tuổi và thậm chí là cả dịch vụ cắt tóc, làm đẹp tại nhà.

75. Phụ nữ

Các nhà tiếp thị của bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào đều chấp nhận một triết lý rằng họ cần đảm bảo sao cho các yếu tố thiết kế sản phẩm và dịch vụ khách hàng được thực hiện theo cách mà phụ nữ mong muốn. Một khi bạn chuyển những mong đợi của giới nữ vào các quan điểm tiếp thị, bạn sẽ dành được trái tim và túi tiền của họ
.

Thị trường nữ giới vô cùng rộng lớn với hơn một nửa số các sinh viên đại học và khoảng 38% các chủ doanh nghiệp nhỏ. Gần một nửa số phụ nữ trưởng thành là người chịu trách nhiệm duy nhất cho việc chi tiêu và tiết kiệm tiền bạc gia đình. Vậy bạn có thể làm những gì để đảm bảo rằng bạn đang thu các khách hàng nữ tới công ty bạn? Dưới đây là một số lời khuyên:

- Phụ nữ rất ấn tượng với những sản phẩm được thiết kế bắt mắt, trang nhã. Họ có xu hướng thiên về thẩm mỹ nhiều hơn. Mọi thứ lịch thiệp, láng bóng đều thu hút được sự chú ý của phụ nữ. Những chủ doanh nghiệp thông minh luôn biến điều này thành lợi thế của họ khi đầu tư vào sự nhã nhặn rất được phụ nữ ưa chuộng.

- Phụ nữ có rất nhiều công việc và trách nhiệm gia đình, họ không có nhiều thời gian để nghiên cứu và suy nghĩ về từng quyết định mua sắm, do đó bạn hãy cẩn thận khi đưa ra những lựa chọn khác nhau kèm theo những ích lợi về thời gian, và khách hàng nữ sẽ lựa chọn công ty bạn từ vô số các nhà cung cấp trên thị trường.

- Cho dù mục đích mua sắm là “công” hay “tư” thì quyết định mua sắm cuối cùng của phụ nữ luôn dựa trên mối quan hệ của họ với nhà cung cấp, chứ không phải trên các số liệu thống kê. Nếu phải lựa chọn giữa hai sản phẩm giống hệt nhau, phụ nữ dường như sẽ quyết định dựa trên dịch vụ khách hàng và các mối quan hệ hiện tại với nhà cung cấp.

PHẦN 16: CÂN BẰNG GIỮA CUỘC SỐNG VÀ CÔNG VIỆC

76. Giải toả sức ép

Việc xây dựng và điều hành một công ty không dễ dàng chút nào. Bạn luôn phải đứng trước những lựa chọn khó khăn, có hàng triệu công việc cần làm, và áp lực, áp lực, áp lực. Những lúc cảm thấy quá mệt mỏi, bạn hãy hít thở thật sâu và thử “giảm áp” bằng cách
:

- Xây dựng một danh sách các mục tiêu quan trọng nhất: Hãy chuyển các mục tiêu lớn hơn của bạn thành những mục tiêu ngắn hạn và thực tế hơn, sau đó chuyển những mục tiêu ngắn hạn này thành những bước đi cụ thể sao cho bạn có thể thực hiện ngay lập tức.

- Hãy nhớ rằng, hạnh phúc là mục tiêu cuối cùng của bạn: Thay vì cố gắng làm việc khi bạn đang trong tâm trạng rối bời, hãy nghỉ ngơi hoàn toàn và chỉ hành động khi bạn thực sự bình tĩnh.

- Đánh giá và rút kinh nghiệm từ những hành động của bản thân: Cuối mỗi ngày, bạn hãy tự chúc mừng những gì bạn đã hoàn thành, đồng thời tự kiểm điểm và rút kinh nghiệm về những gì chưa làm được.

- Nhận ra rằng bạn không phải làm việc này một mình. Khi kinh doanh tăng trưởng, sẽ có rất nhiều nhiệm vụ mà bạn nên giao phó cho cấp dưới hay các nhân viên chuyên trách trong công ty. Bạn hãy xây dựng danh sách các nhiệm vụ đó, sau đó uỷ thác cho nhân viên để bạn có thể tập trung vào các mục tiêu lớn hơn là chiến lược phát triển của công ty.

77. Đi nghỉ

Tất cả mọi người đều cần đến đôi chút thời gian nghỉ ngơi, thậm chí là cả các chủ doanh nghiệp bận rộn. Đừng lo ngại nếu bạn không cảm thấy tin tưởng khi giao công việc kinh doanh cho một ai đó quản lý trong vài tuần để đi nghỉ mát.
Bạn có thể nghỉ vài ngày thôi. Nhiều chủ doanh nghiệp chỉ cần nghĩ “thoáng” hơn một chút, nghĩa là xem kỳ nghỉ như dịp cuối tuần kéo dài hơn, là họ đã có thể thoát khỏi công việc điều hành căng thẳng rồi.

Nếu bạn đang chuẩn bị cho một kỳ nghỉ, bạn có thể băn khoăn với những công việc kinh doanh phải bỏ lại phía sau, do đó bạn vẫn làm việc như mọi ngày. Bạn cần đặt ra giới hạn rõ ràng rằng bạn sẽ làm việc trong bao lâu. Hãy nhớ rằng, bạn cần thực sự thoát khỏi văn phòng làm việc, chứ không phải mang văn phòng đi theo bạn. Vì vậy, bạn nên uỷ thác công việc cho những ai có thể giúp bạn yên tâm tận hưởng quãng thời gian nghỉ dưỡng.

Dưới đây là một số cách thức dễ dàng để bạn có thể biến giấc mơ nghỉ ngơi trở thành sự thật:

- Đi nghỉ vào thời điểm kinh doanh trì trệ nhất trong năm.

- Biến ba ngày cuối tuần thành một kỳ nghỉ ngắn.

- Khám phá những hoạt động mới mẻ và thú vị gần nhà.

- Tắt điện thoại di động và để máy tính xách tay ở nhà.

- Nếu bạn phải làm việc, hãy giới hạn trong vòng 1 giờ/ngày.

- Không quan tâm tới những lời cảnh báo. Hãy chỉ tập trung vào kỳ nghỉ!

78. Khi kinh doanh tại nhà

Nếu bạn đặt văn phòng tại nhà, việc đảm bảo sự tách biệt giữa cuộc sống gia đình và hoạt động kinh doanh sẽ rất khó khăn. Để duy trì sự ổn định của cuộc sống gia đình, bạn cần quan tâm tới một vài yếu tố dưới đây nhằm đảm bảo văn phòng làm việc không xâm chiếm hoàn toàn căn nhà của bạn:

- Tách biệt rõ ràng giữa khu vực làm việc với phần còn lại của ngôi nhà.

- Đặt thời gian làm việc rõ ràng.

- Nói rõ với các thành viên về những khoảng thời gian bạn không muốn bị làm phiền.

- Học cách để nói: “Không, bây giờ tôi đang làm việc”.

- Sử dụng đường dây diện thoại riêng biệt.

- Cách âm không gian làm việc của bạn.

79. Quản lý thời gian

Đối với các chủ doanh nghiệp, thời gian dường như không bao giờ đủ. Tuy bạn không thể làm thời gian trôi chậm lại hay khiến ngày dài ra, nhưng bạn hoàn toàn có thể tận dụng quãng thời gian trong mà bạn có. Hãy sử dụng những bước dưới đây để thời gian làm việc trong ngày của bạn không lãng phí và vô bổ:

- Lên kế hoạch cho ngày mai ngay từ ngày hôm nay: Cuối mỗi ngày làm việc, bạn hãy lấy một tờ giấy trắng và viết ra tất cả những gì cần hoàn thành vào ngày mai theo thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ cần thiết. Ngày tiếp theo, bạn sẽ không phải quyết định xem cần làm gì trước, và việc gạch đi những nhiệm vụ nào đã hoàn thành sẽ đem lại cho bạn một cảm giác vô cùng mãn nguyện.

- Đừng để việc hôm nay sang ngày mai: Một lời khuyên khá quen thuộc dành cho hoạt động quản lý thời gian đó là loại bỏ sự trì hoãn. Công việc nào của hôm nay nếu hoàn thành được bạn cần cố gắng hoàn thành xong. Sự trì hoãn sẽ chỉ khiến công việc này lấn sang công việc khác, đôi khi rất khó kiểm soát.

- Dành cho bản thân một chút thời gian giải lao. Các kỹ thuật quản lý thời gian sẽ không đem lại những giải pháp hiệu quả nếu bạn không có 100% năng lượng hoàn thành công việc. Vì vậy, hãy dành ra vài phút nghỉ ngơi và đi lại xung quanh văn phòng làm việc, xung quanh toà nhà, hay ra ngoài ăn trưa. Các ý tưởng sẽ không đến với bạn tại văn phòng làm việc hoàn toàn có thể nảy sinh một khi bạn ở trong môi trường mới.

80. Chúng ta là một gia đình hạnh phúc

Thậm chí cả khi bạn không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của gia đình, cuộc sống của những người trong gia đình bạn vẫn sẽ bị tác động. Vì vậy, bạn cần làm việc thế nào để luôn là một người chồng tốt, một người cha mẫu mực và một người con hiếu thảo trong khi kinh doanh vẫn tăng trưởng đều đặn? Dưới đây là một số yếu tố giúp bạn hài hoà giữa cuộc sống công việc và cuộc sống gia đình, duy trì một gia đình hạnh phúc
:

- Tổ chức các buổi họp mặt gia đình: Hãy thảo luận các cách thức để bạn có thể chia sẻ trách nhiệm gia đình, từ việc chăm sóc cha mẹ, con cái đến nấu nướng, dọn dẹp.

- Đừng cố gắng trở thành một người quan trọng và giải quyết tất cả mọi thứ một mình. Bạn hãy tự hỏi bản thân: “Liệu mọi người có cùng chia sẻ công việc trong gia đình?”

- Tận dụng lợi thế công nghệ. Bạn hãy tận dụng ưu thế của điện thoại di động, e-mail, máy fax để mọi người dễ dàng liên lạc với bạn. Nếu có một điều gì đó xảy ra tại nhà, bạn sẽ được thông báo bằng cách nào?

- Hãy sống với khẩu hiệu: “Nếu tôi không chăm sóc tốt cho bản thân, tôi sẽ không thể chăm sóc tốt cho người khác”.


(Page 4/ 5)


http://i179.photobucket.com/albums/w285/maskxinhkieu/Click/5s.png


GiangBLOG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean